NSA bị cấm vận do thám vì hành vi “gián điệp”?
Thông tin từ Thời báo Los Angeles cho biết, chỉ vài giờ sau khi không đạt được thỏa thuận với Thượng viện Mỹ, NSA đã bắt đầu phải đóng cửa các chương trình giám sát của mình.
Quyết định này được cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) thực hiện sau khi Thượng viện Mỹ không đồng ý cho tạm thời mở rộng chương trình giám sát, vốn bị hết hạn vào ngày 1/6 tới. Từ ngày 31/5, Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức một cuộc họp triệu tập để đưa ra quyết định cuối cùng.
Các quan chức chính quyền cho bang Los Angeles cho rằng, chương trình do thám của NSA, bao gồm các hoạt động theo dõi số lượng cuộc gọi, thời gian hay ngày tháng, hiện diễn biến khá phức tạp.
Hiện Thượng viện Mỹ cũng đang bế tắc trong việc cho phép triển khai Đạo luật Patriot, cho phép FBI thu thập dữ liệu kinh doanh trong các điều tra chống khủng bố, nghe lén cuộc gọi điện thoại được sử dụng bởi một nghi can khủng bố mà không thông qua phán quyết đặc biệt từ Tòa án.
Thông tin được đưa ra sau khi Hạ viện Mỹ tiến hành bỏ phiếu vào hôm 13/5, với kết quả áp đảo về số lượng nghị sĩ yêu cầu chấm dứt chương trình thu thập dữ liệu điện thoại số lượng lớn của NSA. Dự luật này được đưa ra để ngăn chặn các hoạt động sưu tập và truy cập vào dữ liệu người dùng của NSA.
Một dự luật tiếp theo, nhằm mở rộng chương tình do thám trong hai tháng của NSA cũng không được các nghị sĩ tại Thượng viện ủng hộ. Thậm chí Thời báo New York còn công bố, một loạt các thỏa thuận liên quan khác cũng không được chấp nhận.
Trước đó, phán quyết tòa án ở Manhattan khẳng định rằng bộ sưu tập lớn hồ sơ, dữ liệu người dùng di động của NSA là bất hợp pháp theo quy luật liên bang. Điều này có nghĩa: Mục 215 của Đạo luật Patriot cũng không thể được sử dụng để biện minh cho chương trình do thám.
Vụ việc cho thấy, vấn đề bảo mật quyền riêng tư ngày càng được chú trọng, khi mà tội phạm công nghệ cao, cũng như Hệ sinh thái di động thông minh ngày càng phát triển mạnh mẽ, khó mà kiểm soát.
Thái Vân (theo digitaltrends.com)