Open Office Calc: Hàm (Function) - Trái tim của phần mềm máy tính bảng

00:00, 20/10/2010

              Hàm (Function) được xem như là các công thức định sẵn nhằm thực hiện các tính toán chuyên biệt. Trên ô thực hiện hàm sẽ cho một giá trị hoặc một thông báo lỗi. Calc có trên 300 hàm và được phân loại thành từng nhóm. Hàm chính là trái tim của phần mềm bảng máy tính, hàm dùng để tính toán, xử lý dữ liệu tạo ra những báo cáo,...

Quy tắc chung 
 
-  Các hàm có dạng tổng quát: Tên Hàm(Các tham biến). Ví dụ: 
 
Hàm Kết quả 
TODAY() Ngày hiện thời trong hệ thống của máytính (hàm không cần tham biến) 
LEN("ABCD") Độ dài của chuỗi là 4 (hàm 1 tham biến) 
AVERAGE(A1;B5;C6)  Trung bình cộng các số trong các ô A1,B5, C6 (hàm nhiều tham biến) 
-  Tên hàm có thể viết thường hay viết hoa, hoặc vừa viết thường vừa hoa đều được. 
 
-  Các tham biến có thể có hoặc không nhưng phải  đặt trong hai dấu ngoặc ( ) và cách nhau bởi dấu chấm phẩy (;). Trong một hàm có thể chứa nhiều nhất 30 tham biến nhưng không được vượt quá 255 ký tự. 
 
-  Trong hàm không được có dấu cách. 
 
-  Công thức phải luôn bắt  đầu bằng dấu bằng (=). Bạn cũng có thể nhấn phím cộng (+) trên bàn phím để bắt đầu một công thức. Ví dụ: Nhập +50-8 rồi nhấn phím Enter, kết quả cho ra là 42 và ô hiện thời sẽ chứa công thức =+50-8. 
 

-  Trường hợp dùng một hàm để làm tham biến cho một hàm khác (hàm lồng nhau, nhiều nhất là 7 mức) không cần viết dấu bằng (=) trước tên hàm đó. Ví dụ: Các ô A1, B1 chứa số đo các cạnh của tam giác vuông, khi đó công thức =SQRT(SUM(A1^2;B1^2)) gõ tại ô C1 cho số đo cạnh huyền của tam giác đó. Ở đây SQRT là hàm khai căn bậc hai, SUM là hàm tính tổng (bình phương của 2 cạnh góc vuông), ta thấy trước hàm này không có dấu bằng (=) vì nó được dùng làm tham biến cho hàm SQRT.

Xây dựng công thức 
 
Bạn có thể nhập công thức vào trang tính bằng cách sử dụng bàn phím hoặc sử dụng hộp hội thoại Function Wizard  . 
Sử dụng bàn phím  

-  Nhấn chọn ô muốn nhập công thức. 

-  Gõ dấu bằng (=). 

-  Gõ tên hàm, dấu mở ngoặc đơn, các tham biến theo đúng dạng thức  quy định, dấu đóng ngoặc đơn. 

-  Nhấn phím Enter, kết quả phép tính sẽ hiển thị tại ô hiện thời. 

Sử dụng hộp hội thoại Function Wizard 

-  Nhấn chọn ô muốn nhập công thức. 

-  Vào menu  Insert\Function, hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+F2, hoặc nhấn chuột vào biểu tượngtrên thanh công thức, xuất hiện hộp hội thoại:
 


 

- Chọn nhóm hàm cần dùng trong khung Category,
ví dụ:
Date&Time - Nhóm hàm ngày và giờ;  
Financial - Nhóm hàm tài chính; 
Mathematical - Nhóm hàm toán học;
Statistical - Nhóm hàm thống kê;…
Khi di chuyển thanh sáng đến nhóm nào, Calc sẽ liệt kê các hàm của nhóm đó theo thứ tự chữ cái trong khung Function. 

-  Bấm  đúp chuột vào hàm cần chọn trong khung  Function, hộp hội thoại xuất hiện khung các tham biến cần nhập.  


 

-  Tại các ô tham biến (number 1, number 2,…), điền các tham biến của hàm bằng cách nhập từ bàn phím hoặc rê chuột trên miền dữ liệu.Trường hợp tham biến là một hàm khác, nhấn chuột vào biểu tượng  bên trái của ô và chọn hàm tương tự như trên. 

-  Nhấn nút <<OK>>, kết quả phép tính sẽ hiển thị tại ô hiện thời.Trong quá trình nhập các tham biến cho hàm, bạn có thể theo dõi kết quả của hàm đó tại ô Function result, và kết quả của toàn bộ phép tính tại ô Result.

Các hàm trong Calc 
Hàm ngày tháng 
-  Calc hỗ trợ tính toán ngày tháng cho Windows và Macintosh. Windows dùng hệ ngày bắt đầu từ 1900. Macintosh dùng hệ ngày bắt đầu từ 1904. Tài liệu này được diễn giải theo hệ ngày 1900 dành cho Windows. 
-  Hệ thống ngày tháng trong Calc được mặc định là hệ thống của Mỹ  "Tháng/Ngày/Năm" (MM/DD/YY). Bạn có thể sửa theo ngày tháng  của Việt Nam "Ngày/Tháng/Năm" (DD/MM/YY) bằng cách: 
+  Chọn ô chứa ngày tháng cần sửa định dạng. 
+  Vào menu Format\Cells, chọn thẻ Numbers. 
+  Tại khung Category, nhấn chọn Date. 
+  Tại ô  Format code, sửa  định dạng "MM/DD/YY" thành "DD/MM/YY", sau đó nhấn chuột vào biểu tượng   bên phải ô để thêm kiểu định dạng ngày tháng mới này vào hệ thống (Thao tác này chỉ cần thực hiện một lần. Với những lần tiếp theo, bạn chỉ cần chọn kiểu “31/12/99” trong khung Format) 
+  Nhấn nút <<OK>> để áp dụng định dạng cho ngày tháng đã chọn. 
-  Khi bạn nhập một giá trị ngày tháng không hợp lệ nó sẽ trở thành một chuỗi văn bản. Công thức tham chiếu tới giá trị đó sẽ trả về lỗi. 
-  Cal cung cấp các hàm ngày tháng sau: 
Cú pháp hàm  Ý nghĩa 
DATE(năm; tháng;ngày) 
Chuyển đổi một ngày dưới dạng năm, tháng, ngày thành một dãy số và hiển thị nó trong định dạng ô. Năm là một số nguyên từ  1583  đến  9957 hoặc từ 0  đến 99.  Tháng là một số nguyên từ 1  đến 12. Ngày là một số nguyên từ 1 đến 31.
VD: Nếu  định dạng ô là DD/MM/YY thì hàm =DATE(82;5;19) sẽ cho ra kết quả là 19/05/1982. 
DATEVALUE(văn bản) 
Trả về giá trị số của một ngày. Văn bản là một biểu thức ngày hợp lệ và phải  được nhập trong dấu ngoặc kép.
VD: Hàm =DATEVALUE("1954-07-20") trả về giá trị số là 19925. 
DAY(số)
Trả về ngày của một giá trị kiểu ngày tháng. 
VD: Hàm =DAY("2/20/2001") trả về ngày là 20. Hàm =DAY(NOW()) trả về ngày hiện tại trong hệ thống. 
DAYS(ngày 2; ngày 1) 
Tính số ngày giữa 2 mốc ngày tháng. 
VD: Hàm =DAYS(“2/14/2006”;“1/10/2006”) trả về số ngày là 35. 
DAYS360(ngày 1; ngày 2; loại) 
Tính số ngày giữa 2 mốc ngày tháng dựa trên cơ sở một năm có 360 ngày. Loại (không bắt buộc) cho biết phương pháp tính ngày. Nếu Loại = 0 hoặc không nhập Loại, ngày sẽ  được tính theo phương pháp của Mỹ. Nếu Loại ≠ 0, ngày sẽ được tính theo phương pháp của Châu Âu. 
VD: Hàm =DAYS360("1/10/2006";"2/14/2006") trả về số ngày là 34. 
DAYSINMONTH( ngày) 
Tính số ngày trong tháng có ngày đã cho. 
VD: Hàm =DAYSINMONTH(“2/14/2004”) trả về số ngày là 29. 
DAYSINYEAR(ngày ) 
Tính số ngày trong năm có ngày đã cho. 
VD: Hàm =DAYSINYEAR(“2/14/2004”) trả về số ngày là 366. 
EASTERSUNDAY( năm) 
Trả về ngày lễ Phục sinh của một năm đã cho. Giá trị Năm là một số nguyên từ 1583 đến 9957 hoặc từ 0 đến 99. 
VD: Hàm =EASTERSUNDAY(2000) trả về ngày lễ Phục sinh năm 2000 là 04/23/00. 
EDATE(ngày bắt đầu; số tháng) 
Trả về giá trị ngày cách Ngày bắt đầu đã cho một số tháng. 
VD: Ngày nào trước ngày 31/3/2001 một tháng? 
Hàm =EDATE("3.31.2001";-1) trả về kết quả là ngày 2.28.2001. 
EOMONTH(ngày bắt đầu; số tháng) 
Trả về ngày cuối cùng của tháng mà trước hoặc sau Ngày bắt đầu một số tháng. 
VD: Ngày cuối cùng của tháng mà rơi vào 6 tháng sau ngày 14/9/2001? 
Hàm =EOMONTH("9.14.2001";6) trả về kết quả là ngày 3.31.2002. 
HOUR(số)
Trả về giờ của một giá trị kiểu thời gian. 
VD: Hàm =HOUR("17:20:00") trả về giờ là 17. 
Hàm =HOUR(NOW()) trả về giờ hiện tại trong hệ thống. 
ISLEAPYEAR(ngày)
Xác  định xem ngày  đã cho có thuộc năm nhuận không. Hàm trả về kết quả 1 (Đúng) hoặc 0 (Sai). 
VD: Hàm =ISLEAPYEAR("2/29/68") trả về giá trị là 1, tức năm 1968 là năm nhuận. 
MINUTE(số)
Trả về phút của một giá trị kiểu thời gian. 
VD: Hàm =MINUTE(“17:20:00”) trả về phút là 20. 
Hàm =MINUTE(NOW()) trả về phút hiện tại trong hệ thống. 
MONTH(số)
Trả về tháng của một giá trị kiểu ngày tháng. 
VD: Hàm =MONTH(“12/20/2007”) trả về tháng là 12. 
Hàm =MONTH(NOW()) trả về tháng hiện tại trong hệ thống. 
MONTHS(ngày bắt đầu; ngày kết thúc; loại) 
Tính số tháng giữa hai giá trị ngày. Loại là một trong hai giá trị  0 (khoảng cách) hoặc 1 (trong tháng lịch). 
VD: Hàm =MONTHS("9.15.07";"11.14.07";0) cho kết quả là 1. 
Hàm =MONTHS("9.15.07";"11.14.07";1) cho kết quả là 2. 
NETWORKDAYS( ngày bắt  đầu; ngày kết thúc; ngày nghỉ) 
Trả về số ngày làm việc trong mốc thời gian đưa ra sau khi trừ đi ngày nghỉ và ngày lễ. 
NOW() Trả về ngày giờ hiện tại trong hệ thống. 
SECOND(số)
Trả về giây của một giá trị kiểu thời gian. 
VD: Hàm =SECOND("17:20:45") trả về giây là 45. 
Hàm =SECOND(NOW()) trả về giây hiện tại trong hệ thống. 
TIME(giờ;phút;giây)
Trả về thời gian hiện tại từ giá trị giờ, phút, giây. 
VD: Hàm =TIME(9;16;25) cho kết quả là 09:16:25 
TIMEVALUE(văn bản) 
Trả về giá trị thời gian là một số từ một văn bản. 
VD: Hàm =TIMEVALUE("4PM") cho kết quả là 0.67. 
TODAY() Trả về ngày hiện tại trong hệ thống.   
WEEKDAY(số; loại)
Trả về thứ của một ngày từ giá trị ngày  đã cho. Thứ là một số nguyên trong khoảng 1 (Chủ nhật) và 7 (Thứ bảy) nếu không nhập loại hoặc loại = 1. Nếu loại = 2, thứ được bắt đầu bằng Thứ hai = 1; nếu loại = 3, thứ được bắt đầu bằng Thứ hai = 0. 
VD: Hàm =WEEKDAY("6/14/06";1) trả về giá trị là 4, tức Thứ tư. 
WEEKNUM(số; chế độ) 
Trả về số thứ tự của tuần trong năm từ giá trị ngày tháng. Chế độ cho biết cách tính bắt đầu một tuần: 1 = Chủ nhật, 2 = Thứ hai. 
VD: Hàm =WEEKNUM("1/1/95";1) trả về giá trị là 1 (Ngày 1/1/95 là Chủ nhật). 
Hàm =WEEKNUM("1/1/95";2) trả về giá trị là 52 vì theo chế độ tuần bắt đầu từ Thứ hai, do đó Chủ nhật 1/1/95 thuộc về tuần cuối cùng của năm trước đó. 
WORKDAY(ngày bắt  đầu; số ngày làm việc; ngày nghỉ) 
Trả về ngày cách ngày bắt đầu một số ngày làm việc nhất định. 
YEAR(số)  Trả về năm của một giá trị ngày tháng. 
YEARFRAC(ngày bắt  đầu; ngày kết thúc; cơ sở tính) 
Trả về tỉ lệ của một khoảng thời gian so với năm. 















 

Thiên Long

TIN LIÊN QUAN