Sau khủng hoảng là thất sủng?
06:15, 06/12/2012
Những rắc rối mới đây của Nhóm Mua đã làm niềm tin của người tiêu dùng lung lay. Liệu sự việc này có đẩy các trang mạng bán hàng theo mô hình mua chung vào ngõ cụt?
Trong khi Nhóm Mua đang ầm ĩ vì những mâu thuẫn nội bộ thì các website tốp dưới lại "im phăng phắc" trước những câu hỏi của phóng viên liên quan đến ngành và hoạt động của công ty trên thị trường này. Họ sợ "động chạm" đến "ông lớn" Nhóm Mua hay đang "ủ mưu" để vươn lên chiếm lĩnh thị trường? Dẫu đáp án thế nào thì rõ ràng việc Nhóm Mua tạm thời đóng cửa trong vòng 10 ngày cùng những mâu thuẫn nội bộ xảy ra đã có những tác động không nhỏ tới thị trường và rất có thể, bảng xếp hạng trên thị trường mua theo nhóm sẽ có nhiều thay đổi về vị trí.
Những ngày Nhóm Mua có chuyện, âu lo hơn cả lại chính là khách hàng - những người đã, đang và sẽ mua voucher trên các website. Ngay sau khi website Nhóm Mua tạm thời bị đóng cửa, nhiều khách hàng vội vã "tẩu tán" các voucher đã mua, nhưng đành phải quay về vì bên cung cấp không chấp nhận cho thanh toán bằng thẻ giảm giá này. Thậm chí đến ngày 20/11, sau khi website của Nhóm Mua đã mở cửa trở lại, nhiều khách hàng cho biết, voucher của họ vẫn không sử dụng được.
Lý giải về trường hợp này, một chuyên gia thương mại điện tử, đồng thời cũng là giám đốc của một website mua theo nhóm cho biết, phần lớn các nhà cung cấp chỉ nhận được tiền sau khi khách hàng sử dụng voucher và mang đến nhà cung cấp dịch vụ như Nhóm Mua để đổi thành tiền. Do đó, khi Nhóm Mua chưa mở cửa lại, họ không biết liệu có thể thu hồi được tiền hay không nên không chấp nhận khách hàng thanh toán bằng voucher. Sumo BBQ, Hương Sen, 3 con cừu, Kichi Kichi…là một số nhà cung cấp lớn đã tạm thời từ chối thanh toán bằng voucher và cho biết, Nhóm Mua đã chủ động liên hệ với họ để thông báo về việc này. Tuy nhiên, chính những người mua voucher lại không được thông báo, thậm chí có người đã cố liên lạc với Nhóm Mua bằng điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp, nhưng không được giải đáp, gây ra không ít bức xúc.
Lý giải về trường hợp này, một chuyên gia thương mại điện tử, đồng thời cũng là giám đốc của một website mua theo nhóm cho biết, phần lớn các nhà cung cấp chỉ nhận được tiền sau khi khách hàng sử dụng voucher và mang đến nhà cung cấp dịch vụ như Nhóm Mua để đổi thành tiền. Do đó, khi Nhóm Mua chưa mở cửa lại, họ không biết liệu có thể thu hồi được tiền hay không nên không chấp nhận khách hàng thanh toán bằng voucher. Sumo BBQ, Hương Sen, 3 con cừu, Kichi Kichi…là một số nhà cung cấp lớn đã tạm thời từ chối thanh toán bằng voucher và cho biết, Nhóm Mua đã chủ động liên hệ với họ để thông báo về việc này. Tuy nhiên, chính những người mua voucher lại không được thông báo, thậm chí có người đã cố liên lạc với Nhóm Mua bằng điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp, nhưng không được giải đáp, gây ra không ít bức xúc.
Đến thời điểm này, website của Nhóm Mua đã quay trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên, lượng khách hàng tuyên bố tẩy chay hoặc băn khoăn không biết có nên mua voucher của website này nữa hay không đã tăng lên rõ rệt, mặc dù trước đó nhiều khách hàng vẫn khẳng định dịch vụ của công ty này nổi trội hơn hẳn so với các đơn vị khác. Theo phân tích từ các chuyên gia thương mại điện tử, điểm trừ lớn nhất của Nhóm Mua là đã không có bộ phận xử lý khủng khoảng mà chỉ tập trung vào giải quyết nội bộ, thậm chí không đưa ra một lời xin lỗi hay hướng dẫn khách hàng.
Cẩn thận tụt hạng
Theo các chuyên gia, nếu Nhóm Mua không xử lý tốt tình huống khủng hoảng này và lấy lại niềm tin của khách hàng thì việc đơn vị này bị "tụt hạng" là rất có thể.
Tuy nhiên, những người kinh doanh trong lĩnh vực này khẳng định, các website tốp dưới cũng khó có khả năng bứt phá mạnh mẽ hơn trong thời điểm này, do Nhóm Mua vẫn đang chiếm giữ phần lớn thị trường, có lợi nhuận từ 10-15% và có tiềm lực tài chính mạnh mẽ với số vốn đầu tư 60 triệu USD từ IDG Ventures, Rebate Networks và ru-Net Global. Thêm vào đó, việc kinh doanh của các công ty khác trên thị trường mua theo nhóm cũng không còn thuận lợi như trước.
Vào thời kỳ cực thịnh (khoảng cuối năm 2011, đầu 2012), đã có hàng trăm website mua theo nhóm ra đời với kỳ vọng tạo nên được một thị trường sôi động và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, theo tính toán của các chuyên gia thì số lượng website có thể tồn tại được chỉ khoảng hơn chục đơn vị, còn lại sống lay lắt hoặc đã chết hẳn. Các nhà kinh doanh cho rằng, trong thời gian đầu tất cả các trang web kinh doanh dịch vụ mua theo nhóm đều phải chấp nhận lỗ để cùng với các đối tác đưa ra các chương trình khuyến mại. Bởi hình thức này là bán phiếu giảm giá từ 40 - 70% so với giá thông thường để thu hút nhiều người cùng tham gia. Thời gian đầu, đơn vị bán thẻ còn phải bỏ thêm tiền để có mức giảm giá "khủng". Do đó những công ty nhỏ, tiềm lực tài chính không mạnh khi tham gia thị trường sẽ sớm bị đào thải.
Câu chuyện QBata của Công ty VHT là một minh chứng rõ rệt. Việc duy trì website QBata trong vòng 6 tháng đã khiến ông chủ của nó chịu lỗ hơn 1 tỷ đồng. Nguyên nhân thất bại được Giám đốc QBata gói gọn trong 3 từ: "không dễ ăn". Giải thích rõ hơn, người đứng đầu QBata cho biết, ban đầu chỉ vì suy nghĩ hết sức đơn giản là các website mua theo nhóm khác đang bán deal rất tốt, mô hình kinh doanh không quá phức tạp, vốn bỏ ra không nhiều nên VHT quyết định đầu tư. Ưu điểm của QBata là khách hàng không cần phải mua voucher mà khi tới địa chỉ của nhà cung cấp chỉ cần bấm nút mua trên website bằng điện thoại hoặc máy tính là đã có thể sử dụng dịch vụ ngay lập tức. Nhưng cuối cùng, người đứng đầu VHT cũng phải thừa nhận, QBata không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng và Hội đồng Quản trị đã quyết định dừng cuộc chơi sau hơn 6 tháng hoạt động để tập trung vào những dịch vụ cốt lõi của mình.
Câu chuyện QBata của Công ty VHT là một minh chứng rõ rệt. Việc duy trì website QBata trong vòng 6 tháng đã khiến ông chủ của nó chịu lỗ hơn 1 tỷ đồng. Nguyên nhân thất bại được Giám đốc QBata gói gọn trong 3 từ: "không dễ ăn". Giải thích rõ hơn, người đứng đầu QBata cho biết, ban đầu chỉ vì suy nghĩ hết sức đơn giản là các website mua theo nhóm khác đang bán deal rất tốt, mô hình kinh doanh không quá phức tạp, vốn bỏ ra không nhiều nên VHT quyết định đầu tư. Ưu điểm của QBata là khách hàng không cần phải mua voucher mà khi tới địa chỉ của nhà cung cấp chỉ cần bấm nút mua trên website bằng điện thoại hoặc máy tính là đã có thể sử dụng dịch vụ ngay lập tức. Nhưng cuối cùng, người đứng đầu VHT cũng phải thừa nhận, QBata không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng và Hội đồng Quản trị đã quyết định dừng cuộc chơi sau hơn 6 tháng hoạt động để tập trung vào những dịch vụ cốt lõi của mình.
Nếu không lấy lại được niềm tin của khách hàng, khả năng Nhóm Mua "tụt hạng" là rất cao, kể cả khi các nhà đầu tư vẫn tiếp tục rót vốn.
Tuy nhiên, cũng không phải cứ có tài chính mạnh là đã có thể tồn tại trên thị trường này nếu không có một chiến lược và cách làm hợp lý. Ông lớn VNG là một ví dụ điển hình khi buộc phải khai tử website mua theo nhóm Zing Deal. VNG không tiết lộ nguyên nhân, nhưng theo nhiều chuyên gia về thương mại điện tử, Zing Deal được thanh toán bằng hệ thống riêng "Zing Xu", gây khó khăn cho người mua, cách thức nạp tiền và chuyển đổi rắc rối và không thân thiện. Đó cũng là lý do tại sao các sản phẩm của Zing Deal bán không chạy. Hai "người hùng" khác của làng thương mại điện tử là Vật Giá với cucre.vn và Peace Soft với 1top.vn sau một thời gian hoạt động vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường như kỳ vọng. Các chuyên gia cho rằng, 2 website này vẫn ở khoảng cách "an toàn" cho các đối thủ đang dẫn trước trên con đường tiến đến ngôi vua.
Đối thủ đáng gờm nhất của Nhóm Mua là Hotdeal, Mua Chung và Cùng Mua. Hotdeal với tốc độ tăng trưởng 30%/năm do Vinabook quản lý đã có kinh nghiệm bảy năm làm thương mại điện tử theo mô hình B2C; có kho bãi, đội ngũ vận hành, quy trình, kinh nghiệm giao nhận hàng; đã có sáng tạo với mô hình kết hợp với siêu thị trực tuyến. Mua Chung xuất thân từ công ty công nghệ (VCCorp) nên có hệ thống thanh toán điện tử tốt, hiện phần lớn giao dịch trên Mua Chung không dùng tiền mặt mà thanh toán trả trước qua SohaPay. Cùng Mua với kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính lâu năm hiện cũng đang bám sát các đơn vị dẫn đầu.
Mặc dù có nhiều khả năng bứt phá, nhưng chính các website đối thủ cũng đang phải thận trọng do những khó khăn chung trên thị trường. Hotdeal cũng đã bắt đầu chuyển hướng tập trung cho lĩnh vực thời trang, đặc biệt dành cho phái đẹp. Trên website của mình, ông Nguyễn Thành Trọng An, Chủ tịch Hotdeal cũng phải thừa nhận: "Thị trường đang có những dấu hiệu khựng lại, phía trước chúng tôi còn rất nhiều thử thách cho việc tự chuyển dịch, làm mới mình để phù hợp với tình hình. Đối thủ lớn nhất của Hotdeal nói riêng, các trang thương mại điện tử nói chung không còn là chính chúng ta với nhau mà là lòng tin của người tiêu dùng".
Phát biểu của ông An mang tính tổng quát, nhưng trong trường hợp của Nhóm Mua nói riêng và bối cảnh thị trường hiện nay nói chung, lòng tin của người tiêu dùng đúng là "đối thủ" lớn nhất mà các công ty này cần chinh phục.
Đối thủ đáng gờm nhất của Nhóm Mua là Hotdeal, Mua Chung và Cùng Mua. Hotdeal với tốc độ tăng trưởng 30%/năm do Vinabook quản lý đã có kinh nghiệm bảy năm làm thương mại điện tử theo mô hình B2C; có kho bãi, đội ngũ vận hành, quy trình, kinh nghiệm giao nhận hàng; đã có sáng tạo với mô hình kết hợp với siêu thị trực tuyến. Mua Chung xuất thân từ công ty công nghệ (VCCorp) nên có hệ thống thanh toán điện tử tốt, hiện phần lớn giao dịch trên Mua Chung không dùng tiền mặt mà thanh toán trả trước qua SohaPay. Cùng Mua với kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính lâu năm hiện cũng đang bám sát các đơn vị dẫn đầu.
Mặc dù có nhiều khả năng bứt phá, nhưng chính các website đối thủ cũng đang phải thận trọng do những khó khăn chung trên thị trường. Hotdeal cũng đã bắt đầu chuyển hướng tập trung cho lĩnh vực thời trang, đặc biệt dành cho phái đẹp. Trên website của mình, ông Nguyễn Thành Trọng An, Chủ tịch Hotdeal cũng phải thừa nhận: "Thị trường đang có những dấu hiệu khựng lại, phía trước chúng tôi còn rất nhiều thử thách cho việc tự chuyển dịch, làm mới mình để phù hợp với tình hình. Đối thủ lớn nhất của Hotdeal nói riêng, các trang thương mại điện tử nói chung không còn là chính chúng ta với nhau mà là lòng tin của người tiêu dùng".
Phát biểu của ông An mang tính tổng quát, nhưng trong trường hợp của Nhóm Mua nói riêng và bối cảnh thị trường hiện nay nói chung, lòng tin của người tiêu dùng đúng là "đối thủ" lớn nhất mà các công ty này cần chinh phục.
Thị trường 673 tỉ đồng
Theo thống kê mới đây của trang dealcuatui.com với 15 web bán hàng trên mạng phổ biến nhất ở Việt Nam, Nhommua.com, Hotdeal.vn, Muachung.vn và Cungmua.com đang dẫn đầu thị trường với tổng thị phần nắm giữ đến 90%. Về khối lượng giao dịch, 4 website này cũng chiếm gần 70% số giao dịch được tiến hành và hơn 80% số voucher bán ra của toàn thị trường. Tổng doanh thu của nhóm G15 này trong năm ngoái là hơn 673 tỉ đồng.
Theo dddn.com.vn