Tên lửa “không-đối-không”cực mạnh R-77 của Việt Nam
R-77 là tên lửa “không-đối-không” tầm trung hiện đại nhất của Nga. Và lực lượng không quân Việt Nam cũng đang sở hữu.
- Ngoài Bastion-P và Bal-E, Việt Nam còn có những “khắc tinh” diệt tàu/chiến hạm khác
- Tổ hợp tên lửa của Việt Nam có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở xa đến 120km
- “Lá chắn thép” phòng thủ bờ biển Bastion-P của Việt Nam mạnh như thế nào?
- Soi chiếc “mắt thần” C212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam
- “Khám phá sức mạnh” chiếc Sukhoi Su-30 của Việt Nam
- Chiến hạm lớp Gepard của Việt Nam, những “quái vật biển”
- TT-400TP: lớp tàu pháo hiện đại bậc nhất do Việt Nam sản xuất
- Tàu kiểm ngư KN-781 có vũ khí âm thanh tầm xa và vòi rồng cực mạnh
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Năm 1992, tại triển lãm hàng không Moscow, hình mẫu tên lửa R-77 - với định danh tiếng Nga là RVV-AE (hay với tên khác là Izdieliye-170), chính thức ra mắt.
Tên lửa “không-đối-không” tầm trung R-77 (NATO định danh AA-12 Adder), vốn được đặt ở cấp độ quan trọng và bí mật nhà nước cao, vì đây là loại tên lửa đa năng đầu tiên của Liên Xô/Nga dùng cho cả máy bay chiến thuật lẫn chiến lược, với khả năng “bắn-và-quên” các mục tiêu từ trực thăng cho tới máy bay tốc độ cao bay ở tầm thấp. R-77 chính thức được biên chế vào quân đội Nga năm 1994.
Tên lửa không-đối-không tầm trung R-77.
Theo kỹ sư trưởng Cục thiết kế Vympel (nơi sinh ra nó), R-77 có thể sử dụng để đánh chặn các loại tên lửa “không-đối-không” tầm trung lẫn tầm xa của Mỹ, như AIM-120 AMRAAM và AIM-54 Phoenix hoặc các loại tên lửa phòng không khác như Patriot. Thêm nữa, R-77 cũng có thể dùng để tiêu diệt tên lửa hành trình và bom thông minh.
Thông số kỹ thuật của tên lửa R-77 như sau: Chiều dài 3,6m; đường kính 200mm; sải cánh 350mm; trọng lượng 175kg (R-77) hoặc 226kg (R-77M1); vận tốc Mach 4; tầm bắn 90km (R-77), 175km (R-77M1); trần bay từ 5m - 25km; đầu nổ 30 kgHE, dạng nổ mảnh và dẫn đường theo quán tính kết hợp radar chủ động.
R-77 có thiết kế khí động học rất đặc biệt với 4 cánh dạng chữ nhật vát đầu cùng với 4 cánh nhỏ hơn dạng “mắt cáo” phía đuôi tên lửa. Mỗi cánh lớn cũng có thiết kế khung, bên trong có các miếng kim loại dạng lưới nhằm giúp tăng diện tích bề mặt cánh lái, tăng tốc độ bay nhưng giảm được khối lượng tự thân.
Công việc nghiên cứu công nghệ cánh lái mới đã phải mất ba năm để phát triển và thử nghiệm. Theo các nhà thiết kế (Nga), cánh của R-77 giúp giảm tiêu hao sức đẩy của động cơ rất nhiều so với các cánh lái thông thường, và còn có tác dụng giảm tín hiệu phản xạ radar (RCS), tức thêm phần “bí mật bất ngờ”. Nữa là, tên lửa còn có khả năng chuyển hướng cực tốt, tối đa lên tới 150° mỗi giây.
Ngòi nổ của R-77 là loại ngòi laser cận đích và đầu nổ nối tiếp, đảm bảo cho R-77 có thể tiêu diệt các mục tiêu đa dạng từ tên lửa hành trình, bom thông minh đến máy bay ném bom cỡ lớn.
Sau khi được phóng, trong pha đầu, R-77 bay theo quán tính với dữ liệu về mục tiêu được cập nhật từ radar của máy bay đã phóng nó. Sang pha sau, R-77 sẽ chuyển sang dùng radar chủ động (của chính nó) để tự tìm và diệt mục tiêu. Khi càng tới gần mục tiêu, radar của nó càng phát huy tác dụng và xác định mục tiêu “chuẩn” hơn, giúp phát bắn không thể trượt được.
Không những thế, khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách ngắn, R-77 sẽ kích hoạt chế độ “chủ động”, radar của tên lửa sẽ lưu giữ thông tin về mục tiêu, đã được tính toán để phòng trường hợp mục tiêu thoát khỏi “điểm chết”. Nhưng nếu đầu dò chủ động bị gây nhiễu, R-77 lập tức chuyển sang chế độ thụ động và lần tìm theo nguồn phát nhiễu để tiêu diệt.
Đầu dò radar chủ động của tên lửa R-77 có tầm hoạt động 20km. Ở tầm ngắn, R-77 có thể tiêu diệt được mục tiêu có khả năng cơ động lên tới 12G. Khi công kích các mục tiêu không có khả năng cơ động nhanh, bay ở độ cao lớn trong trạng thái đối đầu, R-77 có thể bắn từ rất xa, ở cự ly 100km.
Tên lửa R-77 trên cánh MiG-29.
Hiện đã có một số phiên bản nâng cấp của RVV-AE như RVV-AE-PD cải tiến động cơ ramjet nhiên liệu rắn để có thể phóng ở độ cao lớn hơn, với tầm bắn lên tới 160km (chữ PD viết tắt từ cụm từ tiếng Nga “Povyshenoy Dalnosti” nghĩa là tăng tầm). Với phiên bản này, R-77 có thể xếp vào phân lớp tầm xa và sánh ngang với AIM-54 Phoenix của Mỹ.
R-77 có thể được sử dụng trên các loại máy bay: Ka-50, Ka-52, MiG-29, MiG-31, Su-27, Su-30, Su-33, Su-34, Su-35, thậm chí là MiG-21 với phiên bản nâng cấp là MiG-21-93.
Trên thế giới, chỉ có một vài quốc gia có tên lửa R-77 trong biên chế, như Nga, Peru, Việt Nam. Malaysia cũng “chạy đua” và mua R-77 vào cuối năm 2012 cho máy bay Su-30MKM và MiG-29. Trung Quốc cũng trang bị R-77 cho Su-30 của họ.
Với ưu điểm về tầm bắn, tốc độ bay và khả năng cơ động, khiến R-77 tỏ ra là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm trong không chiến.
Thanh Trà (tổng hợp)