Thị trường di động Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới khi giấy phép 3G được cấp cho 4 nhà khai thác di động vào quý 2 của năm 2009. Các nhà khai thác di động của Việt Nam sẽ tung ra nhiều dịch vụ mới như USB dongle, các dịch vụ định vị toàn cầu, quảng cáo qua di động, và khả năng download nhanh hơn; mà còn cho phép một loạt các thiết bị di động phổ biến được sử dụng trên thị trường như Apple iPhone và Blackberry Bold.
Việt Nam là một trong số những thị trường chính ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chưa có giấy phép 3G, cũng giống như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Bangladesh. Chúng ta tin rằng việc Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức cuộc thi “beauty contest” để cấp phép 3G là một quyết định đúng đắn, chứ không phải là cuộc đấu giá giấy phép 3G giống như ở một số thị trường khác ở khu vực Đông Nam á.
Nhiều người dự đoán rằng ba nhà khai thác di động hàng đầu của Việt Nam là Viettel, Mobifone và Vinaphone sẽ cầm chắc giấy phép 3G mặc dù vẫn còn có một vài tranh cãi cho rằng các nhà khai thác còn lại như S-Fone, Gtel, Htmobile hoặc là EVN Telecom cũng xứng đáng được cấp phép 3G lần này.
Dịch vụ băng thông rộng không dây thế hệ thứ 3 được coi như một bước quan trọng trong quá trính phát triển của thị trường không dây Việt Nam khi nó cho phép các nhà khai thác giới thiệu dịch vụ 3.5G HSPA với mô hình hiện tại cho phép tốc độ truy cập là 14.4 Mbps. Đây là một sự cải thiện đáng kể vượt qua tốc độ 384 kbps nhờ công nghệ 3G UMTS.
Một đặc điểm nổi bật của HSPA đó là nó có thể cho phép download dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với các dịch vụ của ADSL từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu như VNPT, Viettel, FPT, SPT, v.v đồng thời cũng tạo ra nhiều khả năng kết nối di động của người khách hàng khi họ kết nối từ điện thoại cá nhân.
Chúng ta đang chứng kiến sự thu hút mạnh mẽ của công nghệ HSPA ở một số thị trường láng giềng như Indonesia với khoảng 90.000 khách hàng và ở Malaysia với hơn 250.000 khách hàng.
Dịch vụ 3G sẽ mang lại nguồn doanh thu quan trọng cho các nhà khai thác không dây, cho phép các nhà khai thác đa dạng hoá các nguồn thu đồng thời tăng doanh thu từ việc chuyển vùng di động từ các thuê bao nước ngoài và từ việc cung cấp khả năng truy cập internet trên điện thoại.
Trong khi 3G mang lại rất nhiều lợi ích cho thị trường Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ cũng cần có cái nhìn thực tế về khả năng cung cấp dịch vụ và dự đoán số thuê bao. Trước hết, phải nhìn nhận rằng 3G không phải là dịch vụ hướng tới thị trường đại chúng.
Trong khi các thiết bị đang ngày càng trở nên rẻ hơn, thì chỉ khoảng 20% dân số có khả năng chi trả cho các thiết bị này. Thứ hai, nội dung cũng cần phải đủ hấp dẫn khiến cho các khách hàng sử dụng thiết bị đầu cuối sẵn sàng chi trả phí dịch vụ (chỉ khoảng 2% doanh thu dịch vụ di động là không từ đến tin nhắn ở thời điểm hiện tại.).
Cuối cùng, vùng phủ sóng và chất lượng của dịch vụ 3G phải đạt được mức như đã hứa trong các chương trình quảng bá. Các nhà cung cấp dịch vụ 3G tại các thị trường khác như Malaysia, Indonesia tiếp thị rầm rộ dịch vụ 3G như một dịch vụ có tính phổ biến rộng khắp và được coi là nhanh hơn các dịch vụ khác nhưng lại nhận được những phản ứng dữ dội từ các khách hàng mua các thiết bị 3G trong các khu vực không được phủ sóng cũng như các khách hàng sử dụng dịch vụ tại các vùng có mật độ phủ sóng 3G cao nhưng không thấy có gì khác biệt so với 2.5 G.
-Marc Einstein
Marc Daniel Einstein là một chuyên gia phân tích cao cấp của đội ngũ Nghiên Cứu ICT Frost & Sullivan, là người đứng đầu đội ngũ nghiên cứu công nghệ không dây của Frost & Sullivan tại Châu Á Thái Bình Dương và có những kinh nghiệm thực tế về các lĩnh vực như WiMax, mạng 3G và các ứng dụng, chiến lược thị trường ARPU thấp và các xu hướng thiết bị di động. Ông làm việc tại văn phòng Singaporecủa Frost & Sullivan.