TP.HCM: Liên tục thay đổi mẫu giấy đi đường, mật độ lưu thông giảm 90%
Thượng tá Lê Mạnh Hà cho biết TP.HCM giao việc quản lý giấy đi đường về một đầu mối nhằm kiểm soát lượng người được cấp giấy lưu thông và thuận lợi cho lực lượng kiểm soát chốt.
- Tình nguyện viên bị thu giấy đi đường vì khoe "chạy vòng vòng" trên Facebook
- TP.HCM đổi mẫu giấy đi đường từ 0 giờ ngày 25-8
- TP.HCM: Hướng dẫn người làm ngành giao thông vận tải đăng ký giấy đi đường
- Hà Nội: Điều tra vụ mua giấy đi đường ở tiệm cầm đồ để "thông" chốt kiểm dịch
- Hà Nội: Thống nhất một mẫu Giấy đi đường trong thời gian giãn cách
- Hà Nội: Xem xét điều chỉnh Giấy đi đường
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM, chia sẻ việc quản lý cấp giấy đi đường được các cấp ngành của thành phố thảo luận nhiều.
Thời gian đầu, TP quy định cho các sở, ngành làm đầu mối để cấp giấy lưu thông cho công nhân viên trên lĩnh vực phụ trách. Tuy nhiên, mật độ lưu thông không giảm và không đạt được yêu cầu về giãn cách xã hội. Do đó, TP quyết định giao cho một đơn vị quản lý thống nhất việc này.
Theo thượng tá Hà, có hai nguyên nhân để việc quản lý giấy đi đường được giao về một đầu mối. Thứ nhất, cơ quan chức năng sẽ biết được lượng người được cấp giấy lưu thông. Thứ hai, thuận lợi cho cho lực lượng kiểm soát trên đường, tránh tình trạng ùn tắc ở các chốt gây nguy cơ lây lan dịch.
Việc cấp giấy đi đường trong thời gian TP.HCM siết chặt giãn cách là chủ đề được đưa ra bàn luận tại chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 30/8.
Tuy nhiên, thượng tá Hà cho biết sau khi UBND TP giao cho công an quản lý việc cấp giấy đi đường, nhiều người hiểu nhầm là phải liên hệ trực tiếp công an để xin giấy. Thực tế, Công an TP.HCM chỉ là đơn vị in và cấp giấy đi đường thông qua các sở, ngành, UBND các cấp.
Quy trình thực hiện là trên cơ sở số lượng giấy lưu thông công an phát xuống, các đơn vị mới rà soát các lĩnh vực, ngành nghề được phép lưu thông và cấp giấy cho các trường hợp ra đường đúng quy định.
"Trên tinh thần quản lý nghiêm ngặt về người lưu thông, số lượng giấy chúng tôi cấp ban đầu có giới hạn để quản lý. Hiệu quả là sau khi chuyển qua công an cấp giấy, lưu lượng người tham gia giao thông giảm 90%, số người vi phạm quy định về ra đường cũng giảm", ông Hà cho biết.
Khi có người dân phàn nàn việc UBND và công an quận, huyện đùn đẩy trong vấn đề cấp giấy, thượng tá Hà cho biết đây là thủ tục hành chính không có tiền lệ nên nhiều đơn vị, tổ chức chưa có sự thống nhất thực hiện. Ông Hà mong doanh nghiệp và người dân chia sẻ với thành phố.
PV (T/h)