Tuyến cáp quang biển sẽ có lưu lượng Internet siêu khủng
Cáp quang mới sẽ dài 9,400 km với khả năng truyền tải lưu lượng trên 140 Tbps, tuyến cáp quang biển mới này sẽ kết nối các trung tâm thông tin lớn ở châu Á.
Mới đây, Công ty Nhật Bản NEC vừa công bố các kế hoạch của Hiệp hội Cáp trực tiếp châu Á (Asia Direct Cable - ADC) nhằm xây dựng một tuyến cáp ngầm hiệu suất cao kết nối Hồng Kông, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Tuyến cáp ADC sẽ dài 9.400 km, dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2022. Điểm kết nối với Việt Nam là tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Hệ thống khuếch đại tín hiệu cho cáp ngầm của NEC
Techradar cho biết, Công nghệ được sử dụng là nhiều cặp sợi quang dung lượng cao, được thiết kế để truyền tải lưu lượng truy cập hơn 140 Tbps, trên khắp khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhờ hiệu suất cao của ADC, hệ thống cáp mới này có thể hỗ trợ các ứng dụng sử dụng nhiều băng thông như các công nghệ tích hợp 5G, điện toán đám mây, IoT và AI.
NEC là một công ty con của tập đoàn Sumitomo, chuyên cung cấp sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, cũng như giải pháp mạng cho các công ty và chính phủ. Công ty này đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cáp ngầm và được công nhận là một trong những nhà cung cấp hệ thống cáp ngầm hàng đầu thế giới. Tổng chiều dài cáp ngầm mà NEC đã cài vào khoảng hơn 250.000 km, tương đương với sáu lần chu vi Trái đất.
"Hệ thống cáp quang ngầm tiên tiến này sẽ cung cấp khả năng kết nối liền mạch cho các quốc gia mà nó đặt chân đến và các khu vực mà nó phục vụ", Tổng giám đốc bộ phận Submarine Network.tại NEC, Atsushi Kuwahara cho biết.
ADC là một hiệp hội toàn cầu bao gồm các công ty truyền thông và công nghệ như CAT, China Telecom, China Unicom, PLDT Inc., Singtel, SoftBank Corp, Tata Communications và Viettel.
"Hệ thống mới này sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ở Châu Á như một trong những cơ sở hạ tầng cốt lõi trong khu vực và hỗ trợ thị trường phát triển", Chủ tịch ADC Koji Ishii cũng chia sẻ.
Hệ thống mới này sẽ cung cấp khả năng kết nối liền mạch cho các quốc gia mà nó đặt chân đến và các khu vực mà nó phục vụ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh trong lĩnh vực CNTT ở châu Á.
Thùy Chi (T/h)