Ứng dụng công nghệ trong giám sát thi công dự án truyền tải điện
Truyền tải điện Đắk Lắk đã triển khai lắp camera giám sát tại các vị trí nằm gần đường dây đang thi công và ứng dụng thiết bị bay để chụp ảnh thi công tiếp địa, nghiệm thu cột, dây dẫn.
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông mở ngành học mới
- Australia sử dụng công nghệ AI để bảo trì và sửa chữa đường
- Tập đoàn UBG áp dụng nhiều công nghệ mới nổi, đa dạng hóa hệ sinh thái
- Doanh nghiệp và công nghệ trong thời đại 4.0
- Chuyển đổi số trong giáo dục: Công nghệ là giải pháp, con người là đích đến
- TP. Thái Nguyên: Tập huấn cho các tổ công nghệ số cộng đồng
- Một số gợi ý sản phẩm sáng tạo CNTT cho học sinh trung học
Để đảm bảo thuận lợi cho nghiệm thu đóng điện đường dây mới và vận hành an toàn đường dây, Truyền tải điện Đắk Lắk (thuộc Công ty Truyền tải điện 3) đã triển khai lắp camera giám sát tại các vị trí nằm gần đường dây đang thi công và ứng dụng thiết bị bay để chụp ảnh thi công tiếp địa, nghiệm thu cột, dây dẫn.
Hiện nay trên địa bàn lưới điện Truyền tải điện Đắk Lắk quản lý vận hành có 3 dự án truyền tải Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung triển khai gồm: Đường dây 220 kV Krông Búk-Nha Trang mạch 2; đường dây 220 kV đấu nối Trạm biến áp 220 kV Krông Ana; đường dây 220 kV Pleiku 2-Krông Búk mạch 2. Truyền tải điện Đắk Lắk được giao nhiệm vụ giám sát thi công, nghiệm thu bàn giao đưa dự án vào sử dụng và tiếp nhận quản lý vận hành.
Lắp đặt camera giám sát nhằm nắm bắt thông tin về vận hành, thi công.
Theo đó, đối với các vị trí, khoảng cột có thiết kế tuyến đi song song gần với mạch 1 hiện hữu, đơn vị thi công tuyến đường dây 220 kV Krông Búk-Nha Trang (mạch 2) đang thi công thường xuyên gần đường dây đang mang điện vận hành, có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn, nguy cơ gây sự cố đường dây.
Truyền tải điện Đắk Lắk thực hiện lắp đặt các camera giám sát nhằm nắm bắt thông tin về tình hình vận hành, tiến độ của đơn vị thi công các khoảng cột lân cận, đồng thời có thể kịp thời cử nhân lực có mặt tại hiện trường để xử lý các trường hợp không đảm bảo an toàn.
Đối với các vị trí đơn vị thi công đã hoàn thành việc đào rãnh, lắp đặt tiếp địa, Truyền tải điện Đắk Lắk đã sử dụng thiết bị bay để hụp ảnh thi công tiếp địa từ trên cao, kiểm tra việc thi công tiếp địa đúng thiết kế và phục vụ quản lý vận hành sau này.
Đối với các khoảng cột đã được dựng cột, kéo dây, Truyền tải điện Đắk Lắk đã sử dụng thiết bị bay bay để kiểm tra việc lắp ráp cột đúng kỹ thuật, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét có bị tưa đứt, bị trầy xước khi kéo căng dây.
Công nhân điện sử dụng thiết bị bay để kiểm tra.
Trước đây, khi chưa có những công nghệ này, người công nhân giám sát phải thường xuyên có mặt tại vị trí để nhắc nhở đơn vị thi công, đảm bảo an toàn cho đường dây đang vận hành. Cùng với đó, đơn vị phải bố trí nhiều nhân lực để giám sát các vị trí đang thi công cùng lúc.
Đối với việc nghiệm thu tiếp địa, đơn vị phải cắm cọc đánh dấu hướng tia, bố trí nhiều người đo vẽ từng chi tiết; đối với việc nghiệm thu cột, công nhân phải trèo lên cột và xác định các chi tiết lắp đúng bản vẽ hay không; đối với việc nghiệm thu dây dẫn phải sử dụng xe ra dây để di chuyển dọc dây dẫn kiểm tra, vừa tốn nhân lực vừa mất an toàn.
Sau khi áp dụng những công nghệ như trên, công việc giám sát, nghiệm thu đã thuận lợi, hiệu quả và an toàn hơn rất nhiều.
Cụ thể chỉ cần bố trí 01 công nhân thường xuyên kiểm tra qua camera giám sát để có cảnh báo sớm nhất; bố trí 01 nhóm 02 người điều khiển thiết bị bay để nghiệm thu từng cột, khoảng dây dẫn và chụp hình thi công tiếp địa.
Sử dụng thiết bị bay UAV để kiểm tra lắp đặt cột đúng kỹ thuật.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Truyền tải điện Đắk Lắk đánh giá, việc áp dụng công nghệ trong giám sát an toàn và nghiệm thu đối với các đường dây mới là bước đột phá góp phần nâng cao chất lượng công trình, tăng năng suất lao động và đảm bảo an toàn cho đường dây đang vận hành cũng như đường dây mới sau này.
Từ những hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ thiết bị bay không người lái, camera trong giám sát, nghiệm thu, quản lý vận hành lưới điện. Trong thời gian tới, Truyền tải điện Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ này vào thực tiễn nhằm đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, ổn định, đồng thời nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu sự cố gây mất an toàn cho người lao động.
Thùy Dung (T/h)