Việt Nam “giữ vững” vị trí trong BXH “Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc” năm 2022
Theo Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc năm 2022, Việt Nam có vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc và vị trí thứ 6 Đông Nam Á, vẫn kiên trì giữ vững vị trí so với năm 2020.
- VCB vượt VIC trở thành cổ phiếu vốn hoá lớn nhất, đưa VN-Index phá đỉnh
- Hậu Giang khẩn trương CĐS để lọt top 30 tỉnh dẫn đầu cả nước về ICT Index
- HoSE tiếp tục đón “mưa tiền”, VN-Index đi lên với thanh khoản khớp lệnh kỷ lục 29.116 tỷ đồng
- Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là tâm điểm thu hút dòng tiền, VN-Index rung lắc nhẹ đầu phiên
- Tổng cục Thuế đứng thứ 2 trong xếp hạng ICT Index ngành Tài chính
- Quảng Ninh: Tổ chức hội nghị phân tích các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, ICT
Ngày 28/9 vừa qua, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo Chính phủ điện tử năm 2022 (E-Government Survey 2022). Báo cáo năm 2022 với chủ đề "The Future of Digital Government" (Tương lai của Chính phủ số) đã được thể hiện trọn vẹn trong xu thế "Digital Government" (Chính phủ số).
Thời điểm này, Báo cáo Chính phủ điện tử của Liên Hệp Quốc (LHQ) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi chỉ còn 8 năm để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) - chia sẻ kế hoạch chi tiết cho mọi quốc gia để cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp và bền vững. Trong khi đó, cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng liên kết và phân tầng đối với hòa bình và an ninh, ổn định xã hội, sức khỏe cộng đồng, khí hậu và các hệ sinh thái.
Báo cáo năm 2022 nhấn mạnh vai trò quan trọng của Chính phủ số khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngay trong hoàn cảnh khó khăn vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế. Trong hai năm qua, 90% các quốc gia thành viên đã thành lập các cổng thông tin chuyên dụng, hoặc tạo không gian trong các cổng thông tin quốc gia của họ, để giải quyết các vấn đề và dịch vụ liên quan đến đại dịch. Các hành động này của Chính phủ đã được chứng minh là rất cần thiết.
Trong bảng xếp hạng năm 2022, Việt Nam có vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014-2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86. Tuy nhiên, sự tăng hạng đó đã dừng lại ở năm 2022 Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí so với năm 2020.
Xếp hạng CPĐT của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2022.
Ngoài việc đánh giá, xếp hạng các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Báo cáo của Liên hợp quốc còn phân tích những xu thế phát triển mới.
Về giá trị, Chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2022 đạt 0.6787 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có EGDI ở mức cao và cao hơn so với Chỉ số EGDI trung bình của thế giới (0.5988), của khu vực châu Á (0.6373), cũng như của khu vực Đông Nam Á (0.6321).
Chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2022.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí thứ 6 trong 11 nước, giữ nguyên vị trí của năm 2020. Năm 2022, 5 nước có vị trí cao hơn Việt Nam đã có sự thay đổi gồm: Singapore, Malaysia, Thailand, Brunei Darussalam và Indonesia. Nếu như năm 2020, Việt Nam xếp hạng trên Indonesia (2 bậc) thì năm 2022, Việt Nam đã kém Indonesia một con số khá xa (9 bậc). Philippines có xếp hạng cao hơn Việt Nam nhưng năm 2022, Philippines đã kém Việt Nam 3 bậc. Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia xếp ở vị trí cao hơn Việt Nam thì có 4 quốc gia bị giảm thứ hạng (Singapore giảm 1 bậc, Malaysia giảm 6 bậc, Thailand giảm 2 bậc và Brunei giảm 8 bậc), Indonesia tăng tới 11 bậc thế chỗ Philipin giảm 12 bậc.
Bảng xếp hạng các quốc gia Đông Nam Á.
Từ năm 2020, bên cạnh Chỉ số chính là EGDI, Liên hợp quốc đã đánh giá thêm một số chỉ số phụ liên quan đến sự phát triển Chính phủ điện tử. Chỉ số tham gia điện tử (EPI) đánh giá sự tương tác điện tử giữa chính phủ và người dân, với mục đích khuyến khích các chính phủ cung cấp cho người dân các công cụ trực tuyến để tham gia vào quá trình ra quyết định. Năm 2022, Chỉ số EPI của Việt Nam có vị trí xếp hạng là 72/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, giảm 2 bậc so với năm 2020 và 4 bậc so với năm 2018.
Chỉ số Dịch vụ trực tuyến địa phương (LOSI) là chỉ số phụ để đánh giá sự phát triển dịch vụ trực tuyến của một số thành phố lớn tại các quốc gia, được tính trên cơ sở đánh giá trực tuyến bao gồm 86 chỉ số. Năm 2020, 100 thành phố được chọn lựa khảo sát, đánh giá (năm 2018 là 40 thành phố). Bản đánh giá LOSI năm 2022 là ấn bản đầu tiên đánh giá chính phủ điện tử cung cấp dịch vụ tại thành phố đông dân nhất trong số 193 Quốc gia Thành viên. Đối mặt với các yêu cầu từ các quốc gia không có thành phố (LOSI 2018 và LOSI 2020), năm 2022 LOSI được đánh giá dựa trên thành phố đông dân nhất ở mỗi quốc gia.
Việt Nam có TP Hồ Chí Minh được lựa chọn khảo sát, đánh giá, xếp hạng 54/86 chỉ số và được xếp ở mức Chỉ số LOSI cao.
Chỉ số LOSI của TP Hồ Chí Minh.
Theo ông LI Junhua - Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội LHQ cho hay: "Lần xuất bản thứ 12 cũng đánh dấu nghiên cứu đầu tiên kết hợp đánh giá chính phủ điện tử trong thành phố đông dân nhất trong số 193 Quốc gia Thành viên Liên hợp quốc. Mặc khoảng cách hiệu suất giữa các cổng thông tin thành phố và các đối tác quốc gia của họ đã cải thiện điểm Chỉ số Dịch vụ Trực tuyến Địa phương của họ nhờ khả năng tiếp cận nhiều hơn các nguồn lực quan trọng như lực lượng lao động có tay nghề cao, cơ sở kiến thức và kỹ năng rộng và ngân sách công.
Thời gian tới, tôi muốn kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ điện tử từ khắp nơi trên thế giới nhân đôi những nỗ lực của họ bao gồm việc đầu tư nhiều hơn vào chuyển đổi số quốc gia và áp dụng kịp thời chính phủ số toàn diện và đổi mới, để những tiến bộ trong chính phủ điện tử được tích hợp với các sáng kiến phát triển một cách vững mạnh. Hướng tới mục tiêu rộng lớn hơn là đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau".
Ở một khía cạnh khác thông tin từ Báo cáo của Liên hợp quốc rất hữu ích, mỗi quốc gia biết vị trí của mình trong bức tranh Chính phủ điện tử thế giới, nắm bắt kịp thời các xu thế để có chiến lược đúng đắn phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong tương lai.
Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI)” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ), các bộ, ngành, địa phương chắc chắn sẽ phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn mới.
Thùy Dung