Xu hướng 4G tại Việt Nam

00:17, 22/04/2015

(Telecom&IT) - So với 2G, năng lực trao đổi data trên 4G LTE lớn hơn 12.000 lần; giá thành 4G cũng giảm hơn 99% so với 2G. Với tốc độ tăng trưởng về nội dung trao đổi...

Theo thống kê từ IDC, trong thời gian 2013-2014, số lượng thiết bị có trang bị 3G/4G tại thị trường Việt Nam đã tăng trưởng 55%/năm. Số lượng thuê bao 3G cũng tăng từ 20 triệu (2013) lên 28 triệu (2014), tương đương 43%/năm.

"Nhìn vào hiện tại, công nghệ 3G đang là nền tảng cho truyền thông di động nhưng sau đó sẽ là 4G. Tại thời điểm này, mạng internet đang bước vào một giai đoạn mới, trong tương lai sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu thiết bị di động kết nối với nhau", ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á, khẳng định.

Viễn cảnh của 4G làm cho các kết nối không chỉ dừng lại ở thiết bị di động, thiết bị cầm tay như hiện nay mà còn mở rộng đến các lĩnh vực khác như dùng internet ngay trong ô tô khi đang hoạt động, nhà ở thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe, y tế...

Theo ông Mantosh Malhotra, 4G đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích. Ngoài việc tăng tốc độ và cải thiện khả năng truyền dữ liệu, công nghệ này còn mang đến những cơ hội mới cho các hoạt động kinh doanh, cũng như cho các lĩnh vực mới như lĩnh vực phát triển ứng dụng.

Mô hình làm việc của của các doanh nghiệp (DN) sẽ bị thay đổi với 4G do tốc độ truyền dẫn cao và tính bảo mật tốt hơn 3G. Hiệu suất làm việc của DN sẽ cao hơn. Chẳng hạn như cách tiếp cập, kết nối với khách hàng sẽ thuận lợi hơn làm cho DN tiết kiệm được chi phí nhiều hơn khi ứng dụng 4G.

Điều này lý giải cho nguyên nhân tại sao thế giới đang dịch chuyển sang công nghệ hạ tầng mạng LTE, với 360 nhà mạng triển khai 4G và gần 456 triệu thuê bao 4G.

Tính đến cuối năm 2014, thế giới đã có hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ 4G tại hơn 100 quốc gia. Trong đó, khu vực châu Á có 61 đơn vị thuộc 25 quốc gia. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, 4G đã được phát triển rất thành công tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei...

Tại hội thảo về 4G diễn ra vào đầu năm nay, Bộ Thông tin - Truyền thông đã công bố lộ trình và kế hoạch cấp phép băng tần triển khai 4G LTE, và cho phép các nhà mạng được dùng băng tần 1.800GHz (trước kia được dùng cho 2G) để triển khai 4G vào cuối tháng 4.

Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ đấu giá cấp phép băng tần 2.300GHz và 2.600GHz cho 4G LTE (băng tần được sử dụng bởi nhiều nhà mạng trên thế giới) trong năm nay. Đây là dấu hiệu thuận lợi cho việc chuẩn bị thiết bị, hạ tầng 4G của Việt Nam.

"Đây là thời điểm đúng để triển khai 4G LTE vì hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng", ông Mantosh Malhotra tư vấn.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã có nhiều thiết bị đầu cuối có khả năng hỗ trợ 4G LTE từ phân khúc cao cấp cho đến phân khúc thấp. Thống kê của Qualcomm cho thấy, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có hơn 2.200 thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE.

Không dừng lại ở 4G, thế hệ công nghệ tiếp theo LTE-Advance (hay còn gọi là 4.5G) cũng đã được 79 nhà mạng đang đầu tư tại 40 quốc gia và 21 nhà mạng đã thương mại hóa. Là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ hòa nhập cùng với xu hướng phát triển này.

"Nếu 2G mất hơn 10 năm để đến với đời sống, thì với 3G thời gian đó được rút ngắn còn khoảng 5 đến 6 năm. Với tốc độ phát triển về mặt số lượng các thiết bị giá rẻ, có trang bị công nghệ kết nối 4G như hiện nay thì thời gian để 4G đi vào đời sống sẽ còn ngắn hơn nữa", TS. Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, dự báo.

Nghiên cứu cho thấy, khi tỷ lệ dùng internet di động tăng lên 10% sẽ đóng góp gần 1% tăng trưởng cho GDP. Do đó, khi 4G “lên sóng”, tất yếu hệ sinh thái di động 4G cũng sẽ đóng góp vào tổng thu nhập quốc gia.

Theo thống kê từ IDC, trong thời gian 2013-2014, số lượng thiết bị có trang bị 3G/4G tại thị trường Việt Nam đã tăng trưởng 55%/năm. Số lượng thuê bao 3G cũng tăng từ 20 triệu (2013) lên 28 triệu (2014), tương đương 43%/năm.

"Nhìn vào hiện tại, công nghệ 3G đang là nền tảng cho truyền thông di động nhưng sau đó sẽ là 4G. Tại thời điểm này, mạng internet đang bước vào một giai đoạn mới, trong tương lai sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng triệu thiết bị di động kết nối với nhau", ông Mantosh Malhotra, Giám đốc Qualcomm khu vực Đông Nam Á, khẳng định.

Viễn cảnh của 4G làm cho các kết nối không chỉ dừng lại ở thiết bị di động, thiết bị cầm tay như hiện nay mà còn mở rộng đến các lĩnh vực khác như dùng internet ngay trong ô tô khi đang hoạt động, nhà ở thông minh, thành phố thông minh, chăm sóc sức khỏe, y tế...

Theo ông Mantosh Malhotra, 4G đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích. Ngoài việc tăng tốc độ và cải thiện khả năng truyền dữ liệu, công nghệ này còn mang đến những cơ hội mới cho các hoạt động kinh doanh, cũng như cho các lĩnh vực mới như lĩnh vực phát triển ứng dụng.

Mô hình làm việc của của các doanh nghiệp (DN) sẽ bị thay đổi với 4G do tốc độ truyền dẫn cao và tính bảo mật tốt hơn 3G. Hiệu suất làm việc của DN sẽ cao hơn. Chẳng hạn như cách tiếp cập, kết nối với khách hàng sẽ thuận lợi hơn làm cho DN tiết kiệm được chi phí nhiều hơn khi ứng dụng 4G.

Điều này lý giải cho nguyên nhân tại sao thế giới đang dịch chuyển sang công nghệ hạ tầng mạng LTE, với 360 nhà mạng triển khai 4G và gần 456 triệu thuê bao 4G.

Tính đến cuối năm 2014, thế giới đã có hơn 300 đơn vị kinh doanh dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ 4G tại hơn 100 quốc gia. Trong đó, khu vực châu Á có 61 đơn vị thuộc 25 quốc gia. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, 4G đã được phát triển rất thành công tại Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei...

Tại hội thảo về 4G diễn ra vào đầu năm nay, Bộ Thông tin - Truyền thông đã công bố lộ trình và kế hoạch cấp phép băng tần triển khai 4G LTE, và cho phép các nhà mạng được dùng băng tần 1.800GHz (trước kia được dùng cho 2G) để triển khai 4G vào cuối tháng 4.

Theo kế hoạch, Chính phủ sẽ đấu giá cấp phép băng tần 2.300GHz và 2.600GHz cho 4G LTE (băng tần được sử dụng bởi nhiều nhà mạng trên thế giới) trong năm nay. Đây là dấu hiệu thuận lợi cho việc chuẩn bị thiết bị, hạ tầng 4G của Việt Nam.

"Đây là thời điểm đúng để triển khai 4G LTE vì hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng", ông Mantosh Malhotra tư vấn.

Hiện nay, Việt Nam cũng đã có nhiều thiết bị đầu cuối có khả năng hỗ trợ 4G LTE từ phân khúc cao cấp cho đến phân khúc thấp. Thống kê của Qualcomm cho thấy, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có hơn 2.200 thiết bị đầu cuối hỗ trợ LTE.

Không dừng lại ở 4G, thế hệ công nghệ tiếp theo LTE-Advance (hay còn gọi là 4.5G) cũng đã được 79 nhà mạng đang đầu tư tại 40 quốc gia và 21 nhà mạng đã thương mại hóa. Là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ hòa nhập cùng với xu hướng phát triển này.

"Nếu 2G mất hơn 10 năm để đến với đời sống, thì với 3G thời gian đó được rút ngắn còn khoảng 5 đến 6 năm. Với tốc độ phát triển về mặt số lượng các thiết bị giá rẻ, có trang bị công nghệ kết nối 4G như hiện nay thì thời gian để 4G đi vào đời sống sẽ còn ngắn hơn nữa", TS. Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, dự báo.

Nghiên cứu cho thấy, khi tỷ lệ dùng internet di động tăng lên 10% sẽ đóng góp gần 1% tăng trưởng cho GDP. Do đó, khi 4G “lên sóng”, tất yếu hệ sinh thái di động 4G cũng sẽ đóng góp vào tổng thu nhập quốc gia.
TIN LIÊN QUAN