Ý nghĩa biểu tượng Google Doodle hôm nay 29/2 là gì?
Hôm nay Google 29/2 đã thay đổi logo Google cũ bằng hình ảnh của một chú ếch vui vẻ nhảy để đánh dấu ngày 29/2 diễn ra 4 năm một lần.
- Gemma đã có trên Google Cloud
- CEO Google nói sai lầm của Gemini AI là ‘không thể chấp nhận được’
- Google gặp sự cố với AI, trong khi Nvidia bội thu nhờ AI
- Google đồng ý trả tiền cho các cơ quan truyền thông báo chí tại Canada
- Ý nghĩa biểu tượng Google Doodle hôm nay 5/12 là gì?
- Google tiết lộ những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới năm 2023
- Google chính thức đưa Gemini vào doanh nghiệp và tổ chức toàn cầu
- Người dùng vẫn có nguy cơ bị theo dõi khi sử dụng chế độ ẩn danh trên Google Chrome
- Spider Player 2.1- Chương trình nghe nhạc đa năng
Để chào mừng ngày nhuận 2024, Doodle ngày 29/2 đã thay đổi biểu tượng Google cũ bằng hình ảnh của một chú ếch vui vẻ nhảy. Chữ số này nằm giữa số 28 và số 1 tượng trưng cho ngày nhuận trong tháng 2 (vốn có 28 ngày).
Ngày nhuận xảy ra trong những năm là bội số của 4 hoặc có thể chia hết cho 400. Ngày 29/2 được thêm vào hầu hết các năm chia hết cho 4, như 2024, 2028 và 2032.
Năm 2024 có thêm một ngày vào tháng 2, nâng lịch từ 365 ngày trong một năm thông thường lên 366. Ngày thêm này là "ngày nhuận".
Theo NASA, năm nhuận xảy ra do "sự không khớp giữa năm dương lịch và quỹ đạo Trái Đất".
Biểu tượng Google hôm nay 29/2. (Ảnh chụp màn hình)
Trái Đất phải mất 365,2422 ngày (365 ngày 5 giờ 49 phút và 12 giây) để hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mỗi năm có 365 ngày thông thường sẽ thiếu khoảng một phần tư ngày so với quỹ đạo.
Chúng ta không thể thêm một phần tư ngày này vào mỗi năm và Trái Đất đơn giản là không thể quay nhanh hơn nữa để bù đắp cho độ trễ của lịch, do đó, cần có năm nhuận.
Con người đã khám phá và giải thích sự khác biệt giữa quỹ đạo Trái Đất và độ dài của một năm từ thời Ai Cập cổ đại. Truyền thống về ngày nhuận hiện nay có thể bắt nguồn từ Giáo hoàng Gregory vào những năm 1500, người đã sửa lại nỗ lực trước đó về lịch năm nhuận do Julius Caesar thực hiện.
Thông thường cứ 4 năm lại có một năm nhuận. Thế nhưng, một quỹ đạo hoàn chỉnh quanh Mặt Trời mất 365,2422 ngày chứ không phải 365,25 ngày. Vì vậy, nếu cứ 4 năm chúng ta lại có năm nhuận thì lịch sẽ không ổn định trong một khoảng thời gian dài.
Điều này xảy ra với lịch của Julius Caesar, bộ lịch duy trì cứ 4 năm lại có một năm nhuận. Lịch này dường như hoạt động tốt trong vài thế kỷ, nhưng sau đó các mùa bắt đầu bị lệch so với ngày tháng dương lịch.
Giáo hoàng Gregory đã cố gắng khắc phục vấn đề này trong bộ lịch mới bằng cách tạo ra những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. National Geographic giải thích cách tính các trường hợp đặc biệt như sau: "Nếu năm chia hết cho 100 và không chia hết cho 400 thì không được tính là năm nhuận". Vì vậy, năm 2000 là năm nhuận, nhưng 1900, 2100 không phải là năm nhuận.
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
(https://kinhtemoitruong.vn/y-nghia-bieu-tuong-google-doodle-hom-nay-292-la-gi-85688.html)