5G tiền chuẩn hóa sẽ “ngốn” hết 250 triệu USD

09:32, 28/03/2017

Theo báo cáo mới nhất của SNS Research, các nhà khai thác di động sẽ chi tiêu hơn 250 triệu đô cho việc triển khai mạng 5G tiền chuẩn hóa vào cuối năm nay.

Mặc dù phạm vi phủ sóng LTE (4G) vẫn còn hạn chế ở nhiều khu vực trên toàn thế giới, nhưng các nhà điều hành và nhà cung cấp dịch vụ di động đã sẵn sàng bắt tay cho  các phát kiến R&D để phát triển 5G, thế hệ tiến hóa tiếp theo của mạng di động.

5G được dự kiến sẽ cung cấp một môi trường mạng đồng nhất cho các dịch vụ không chỉ IoT và băng thông rộng di động, mà cho cả các đổi mới khác như xe tự lái, robot điện toán đám mây, hiển thị viễn thông ba chiều 3D (3D holographic telepresence) và phẫu thuật từ xa. 

Trên thực tế, nhiều nhà khai thác di động đang đánh cược vào 5G sẽ giúp đa dạng hóa các dòng doanh thu của họ do sự sụt giảm của ARPU dịch vụ thoại và dữ liệu thông thường trên toàn cầu.

Hiện tại, 3GPP và SDOs khác (Các tổ chức phát triển tiêu chuẩn) đang tham gia vào việc xác định các thông số kỹ thuật 5G ở giai đoạn đầu. Hiện, các hoạt động triển khai mạng 5G tiền tiêu chuẩn đã được tiến hành, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Hàn Quốc, các nhà khai thác di động tại đây đang gấp rút để trở thành đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ 5G.

Mặc dù năm 2020 được đánh giá là hạn cuối cho 5G thương mại hoá, nhưng các hoạt động triển khai chuẩn hóa đầu tiên cho công nghệ này dự kiến sẽ sớm được thương mại hóa vào đầu năm 2019 với thông số kỹ thuật 5G ban đầu của 3GPP sẽ được triển khai vào tháng 3 năm 2018.   

Trong khoảng từ năm 2019 đến năm 2025, SNS Research dự đoán thị trường cơ sở hạ tầng mạng 5G sẽ tăng trưởng một cách ngoạn mục CAGR khoản gần 70%, tương đương khoản 28 tỉ USD trong việc chi tiêu hàng năm vào cuối năm 2025.

Những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng này sẽ được triển khai bởi các đơn hàng thiết bị hơn 520 triệu USD cáp mạng 5G hàng năm. 

Thiện Hoàn (theo OfWeek)