Cách bảo vệ tài khoản Facebook của bạn để tránh tình trạng tương tự Quang Hải

Việt Anh 08:16, 30/06/2020

Facebook thực sự là mảnh đất màu mỡ với giới hacker. Bằng chứng là nhiều tài khoản Facebook của người dùng đã bị đánh cắp và gần đây nhất chính là vụ cầu thủ Quảng Hải bị hacker tấn công Facebook, để lộ thông tin riêng tư.

Cầu thủ Quang Hải mới đây bị hacker tấn công tài khoản Facebook đã có dấu tick xanh. Chính hacker này còn để lại thông điệp trên trang cá nhân của cầu thủ rằng "Hack Facebook của anh trai dễ quá," và khẳng định chỉ "vào chơi tí thôi chứ không lấy Facebook luôn". Đi kèm với đó, nhiều đoạn chat riêng tư của Quang Hải cũng đã bị hacker tung lên mạng.

Thực tế, nhiều người vẫn tin tài khoản có dấu tick xanh sẽ được Facebook bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng bởi dấu tick xanh chỉ giúp tài khoản không bị report (báo cáo) giả mạo. Trong khi đó, các hacker hiện nay có vô vàn chiêu thức để đánh cắp tài khoản và mật khẩu Facebook của người dùng.

Thiết lập những liên hệ đáng tin cậy: Trong trường hợp bạn bị khóa tài khoản, để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản và Trang của mình, bạn có thể cho phép bạn bè trở thành những liên hệ đáng tin cậy. Họ sẽ gửi bạn một mã khôi phục với một đường dẫn URL để giúp bạn lấy lại tài khoản của mình.

Cuối cùng, nếu bạn nghĩ tài khoản cá nhân của bạn đã bị xâm phạm theo một cách nào đó, bạn có thể truy cập facebook.com/hacked để được trợ giúp, và truy cập Trung tâm Trợ giúp để bảo mật Trang của bạn.

Đặt mật khẩu Facebook phức tạp: Đây được coi là lựa chọn hàng đầu giúp bạn có thể bảo vệ được tài khoản Facebook. Không nên đặt mật khẩu liên quan đến bản thân như tên, số chứng minh, ngày tháng năm sinh. Tốt nhất bạn nên chọn loại mật khẩu có những ký tự đặc biệt, viết hoa, viết thường, thêm ký tự số để tránh bị dò thấy mật khẩu.

Lời khuyên khi đặt mật khẩu Facebook:

  • Có ít nhất 8 ký tự trở lên, càng dài, càng vô nghĩa, càng khó đọc, càng chứa nhiều ký tự đặc biệt, chữ hoa + thường + số lẫn lộn càng tốt, ví dụ: ~N9u0`!y3ucu~c0n9u0`!y3um0'!Kh0^n9fa?!la`m!`nh~!!!Bu0`nnha('mca'c0^ngak@@:((=((. Kiểu thế này thì cũng khó mò phết rồi.

  • Mật khẩu không được là tên, email, số điện thoại, địa chỉ, ngày sinh, số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân, mã sinh viên, thông tin cá nhân... của bạn, người thân của bạn.

Quan trọng nhất là bạn không nên sử dụng mật khẩu này cho bất cứ tài khoản nào khác trên internet, mỗi tài khoản nên sử dụng một mật khẩu riêng và đều là các chuỗi ký tự ngẫu nhiên. Đó là lý do tại sao nên sử dụng trình tạo và quản lý mật khẩu như LastPasslà cách tốt nhất để bảo vệ tất cả tài khoản của bạn.

Ngoài ra, hãy cẩn thận với với những chiêu trò lừa đảo để đánh cắp mật khẩu Facebookcủa bạn như click vào các liên kết không đáng tin cậy, chẳng hạn như các liên kết được gửi trong e-mail, tin nhắn Messenger, yêu cầu bạn nhập mật khẩu.

Chú ý bảo mật thông tin cá nhân: Bạn không nên để lộ, công khai số điện thoại, email, ngày tháng năm sinh thật, số và hình chụp chứng minh thư nhân dân dùng để đăng ký Facebook trên tường hoặc bất kỳ đâu. Ngoài ra, hãy cực kỳ thận trọng khi đăng nhập Facebook từ một ứng dụng, cửa sổ nào đó mà không phải trình duyệt tin cậy với địa chỉ https://www.facebook.com hay ứng dụng Facebook chính thức trên điện thoại. Thận trọng với các trào lưu mới nổi trên Facebook mà yêu cầu click vào đường link, hoặc sử dụng app nào đó không đáng tin cậy.

Một điều quan trọng là bạn nên kiểm tra thường xuyên tính năng Xem nhật ký hoạt động/View Activity Log để biết có hoạt động nào bất thường trên tài khoản của bạn không, có cái gì bạn không làm mà nó cũng hiện ra không. Nếu có thì tài khoản của bạn có thể đang được "hacker" nào đó dùng chung, hãy đổi mật khẩu và dùng tính năng thoát Facebook từ xa để đăng xuất ra khỏi tất cả các phiên đăng nhập khác (trên điện thoại, trên máy tính, máy tính bảng...).

Tính năng Legacy Contact: Đã bao giờ bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với Facebook của bạn khi bạn qua đời? Vì thế tính năng Legacy Contacts (người kế thừa tài khoản Facebook) được sử dụng với mục đích này. Bạn có thể chọn một người nào đó (như vợ/chồng hoặc thành viên gia đình) làm người kế thừa tài khoản Facbook của bạn, họ có thể thực hiện công việc như ghim bài trên dòng thời gian của bạn, chấp nhận yêu cầu kết bạn và cập nhật ảnh tiểu sử của bạn. Tuy nhiên họ không thể đăng bất cứ điều gì lên dòng thời gian cũng như xem tin nhắn của bạn.

Chọn người “thừa kế" tài khoản Facebook của bạn là rất quan trọng. Khi bạn qua đời, các tin tặc có thể truy cập vào tài khoản của bạn và dùng với mục đích xấu. Ngoài ra, bạn có thể chọn xóa tài khoản Facebook vĩnh viễn.

Tận dụng tối đa công cụ bảo vệ của Facebook

- Kích hoạt bảo mật 2 lớp: Với tính năng này, mỗi lần đăng nhập vào tài khoản của mình, Facebook sẽ gửi cho bạn một mã vào điện thoại để bạn xác nhận rồi mới có thể đăng nhập. Nghĩa là lúc này để hack Facebook, hacker cần biết ID, mật khẩu và có cả điện thoại của bạn thì mới thực hiện được.

- Tạo cảnh báo đăng nhập Facebook: Khi Facebook bị đăng nhập từ một thiết bị hoặc trình duyệt lạ, bạn sẽ nhận được thông báo qua tin nhắn hoặc email về tình trạng này.

5 bí kíp để không bị hack tài khoản Facebook - Ảnh 1.

Người dùng được khuyến cáo áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ tài khoản Facebook của mình

- Thoát tài khoản Facebook từ xa: Để bảo vệ an toàn cho tài khoản Facebook, sau khi đăng nhập trên thiết bị không phải của mình, bạn nên lập tức thoát ra. Trường hợp bạn quên không đăng xuất trước khi trả lại, hãy sử dụng tính năng thoát tài khoản từ xa để đăng xuất tài khoản ra khỏi tất cả các thiết bị đang sử dụng. Sau đó, bạn nên thay đổi mật khẩu Facebook để bảo mật thông tin tốt hơn.

Không kết bạn với người lạ: Những kẻ lừa đảo có thể tạo những tài khoản giả mạo để kết bạn và thao túng người khác. Chấp nhận yêu cầu từ những kẻ lừa đảo có thể dẫn đến việc tin rác được đăng trên dòng thời gian của bạn và chia sẻ với bạn bè của bạn.

Kẻ lừa đảo cũng có thể gắn thẻ bạn trong những bài viết và gửi những tin nhắn độc hại cho bạn và bạn bè của bạn, vì vậy Facebook khuyến khích bạn cẩn trọng trước khi chấp nhận bất cứ lời mời kết bạn nào cũng như chỉ đồng ý kết bạn với những người bạn biết và tin tưởng. 

Tương tự như vậy, đừng cấp quyền quản lý doanh nghiệp cho những trang mà bạn không biết.

Cảnh giác với những đường link đáng ngờ và phần mềm độc hại: Hãy cảnh giác trước những đường link bạn không nhận ra, đặc biệt là khi những link đó đến từ những người bạn không biết hoặc không tin tưởng. Không nhấp chuột vào những đường link và tập tin đáng ngờ.

Đừng cài đặt những ứng dụng độc hại hay tiện ích trình duyệt mở rộng - dù chúng có vẻ như được chia sẻ từ một người bạn hoặc một công ty mà bạn biết. Đó có thể là đường link trên Facebook, trong các tin nhắn riêng tư hoặc email. Hãy luôn nhớ rằng Facebook không bao giờ hỏi bạn mật khẩu qua email.

Để tránh cho thiết bị hoặc mạng máy tính của bạn nhiễm phần mềm độc hại, hãy tìm hiểu dấu hiệu về phần mềm độc hại và các cách bạn có thể bảo vệ thiết bị của mình. Hãy luôn cập nhật thiết bị, trình duyệt web và ứng dụng của bạn cũng như xóa những ứng dụng hoặc tiện ích trình duyệt bổ sung đáng ngờ.

Việt Anh