10 thời khắc trọng đại nhất của IBM trong 100 năm phát triển

15:00, 18/06/2011

Big Blue đang tổ chức ngày sinh nhật quan trọng của mình trong năm 2011, song để tồn tại, không chỉ đơn thuần là dựa vào may mắn mỏng manh. Công ty đã bắt đầu từ những “cỗ máy kinh doanh” cơ bản cho đến lúc trở thành lực lượng nòng cốt trong ngành phần mềm và dịch vụ. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những bước chuyển quan trọng trong vòng 1 thế kỷ qua của IBM:

1. Ngài Watson ngày ấy

Thomas J. Watson Sr. (Watson cha) ngày nay nổi tiếng với câu nói (có thể không đúng nguyên văn) “Thị trường toàn cầu có thể với 5 máy tính điện toán”. Ông được mọi người nhớ đến nhờ công gây dựng công ty trở thành một nhà sản xuất thành công các máy có mặt phẳng và máy tính tiền trong những năm 1920 đến 1950. Ông cũng đóng góp cho công ty một người con trai, Thomas J. Watson Jr. (Watson con) – người sau này đã đưa công ty bước vào kỷ nguyên của máy điện toán.

2. IBM PC ngày ấy
Ngày 2 tháng 12 năm 1980, ông Dave Bradley của công ty IBM đã đến trước cửa của Microsoft để giao tận tay chiếc máy PC đầu tiên của IBM. Steve Ballmer của Microsoft mở cửa bước ra và thấy Bradley đứng đó với 9 chiếc hộp rất lớn, trên tay thì đang cầm bo mạch chủ đã được ông chuyển tới bằng máy bay trước đó. Nhóm hợp tác IBM/Microsoft đã mất 2 ngày sau đó để lắp chiếc PC đó lại. Chiếc PC của IBM đã được ra mắt 8 tháng sau cái ngày mà Bradley đứng trước cửa của Microsoft – ngày 12 tháng 8 năm 1981 – với giá sàn 1.565 đô la, với 64K trên bo mạch hệ thống và lên tới 640K trên bo mạch mở rộng.

3. Cơ sở dữ liệu với tầm ảnh hưởng lớn
Big Blue (tên riêng của IBM) ra mắt DB2 lần đầu tiên vào năm 1983 dành cho hệ điều hành lưu trữ ảo MVS chạy máy tính lớn System/390 – máy tính lớn mainframe theo một dự án nghiên cứu có tên là System R về việc chuyển SQL/DS (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc/ Hệ thống giữ liệu) trên bộ nhớ ảo VM và hệ điều hành VSE.
Mặc dù hiện tại Oracle đang được coi là quán quân về cơ sở dữ liệu, IBM vẫn tiếp tục tiến hành các đầu tư mang tính thực chất cho DB2, thực hiện các bước tích hợp sâu hơn giữa DB2 và một số phần mềm mà hãng đã mua lại, trong đó có cả Cognos – hãng phần mềm về giải pháp kinh doanh có trụ sở tại Ottawa và DWL - nhà cung cấp quản lý dữ liệu chủ có trụ sở tại Toronto.


4. Cỗ máy làm việc không ngừng nghỉ
Hãng Morgan Stanley, Dean Witter & Co. của phố Wall gọi “máy chủ server là chiếc bánh sôcôla chip tuy không mời gọi nhưng vẫn còn ngon”. IBM đặt tên cho nó là Hệ thống ứng dụng 400 hay AS/400.
Ra mắt vào năm 1988, AS/400 nhanh chóng trở nên nổi tiếng bởi việc sử dụng dễ dàng, chi phí quản lý thấp và tin cậy, với một khối lượng cần cài đặt rất lớn. Giống như bất kỳ một sản phẩm thành công nào khác, AS/400 cũng được người ta nói quá về sự phát triển của nó trong nhiều năm cho đến khi công nghệ này dần được chuyển sang cho dòng máy chủ hạng trung iSeries của Big Blue..

5. Chú voi bắt đầu khiêu vũ
Việc bổ nhiệm Lou Gerstner vào cương vị Chủ tịch công ty trong năm 1992 đã làm thay đổi IBM từ gốc rễ. Với niềm tin sẽ đưa Big Blue thoát khỏi tình trạng u ám, chán nản, Gerstner đã tạm dừng kế hoạch chia nhỏ công ty. Ông cũng áp dụng hệ thống mới nhằm tạo động lực cho nhân viên, loại bỏ những sản phẩm không thành công như OS/2 và tạo dựng vũ khí mạnh nhất của IBM: đội dịch vụ toàn cầu IBM. Trước khi về nghỉ hưu vào năm 2002, Gerstner đã nhìn lại những tháng ngày làm việc của mình tại IBM với cuốn hồi ký “Ai nói voi không thể khiêu vũ?”


6. Bán Celestica
Vốn trực thuộc văn phòng hỗ trợ và kinh doanh của IBM tại Toronto (Canada), Celestica đã phát triển rất nhanh chóng trong lĩnh vực vận hành sản xuất điện tử quan trọng hỗ trợ cho việc kinh doanh máy tính lớn mainframe của hãng. Celestica thành công đến nỗi IBM đã quyết định tách Celestica ra thành một công ty riêng vào đầu những năm 1990. Tuy vậy, khi IBM quyết định chuyển hướng sang phần mềm và dịch vụ, chỉ vài năm sau đó, Celestica đã được bán lại cho Onex trong năm1996.

7. Đặt cược tiền tỉ vào Linux
Trong năm 2000, khi ngày càng có nhiều bộ phận IT bắt đầu thực hiện các cuộc thử nghiệm ý tưởng về phần mềm mã nguồn mở, IBM đã thông báo một khoản đầu tư trị giá 1 tỷ đô la Mỹ cho Linux – hệ điều hành sau đó nhanh chóng được triển khai ở tất cả mọi thứ từ PC, máy tính xách tay đến máy chủ server và máy tính lớn (mainframe). Động thái này đã đánh dấu một sự chuyển mình lớn trong chiến lược của IBM, khiến hãng này giảm bớt sự phụ thuộc vào Microsoft với tư cách là một nhà cung cấp hệ điều hành; đồng thời khuyến khích một sự đổi mới khá lớn trong đội ngũ làm công tác nghiên cứu và phát triển R&D của IBM. Nó cũng mở đường cho xu thế chấp nhận Linux và mã nguồn mở ở các công ty khác.

8. Kỷ nguyên hậu PC bắt đầu
Sau nhiều năm xây dựng nền tảng vững chắc về số người dùng desktops và notebook, IBM đột ngột rời khỏi thị trường máy tính cá nhân bằng việc ký kết hợp đồng trị giá 1,7 tỷ đô la để bán lại dây chuyền sản xuất cho Lenovo của Trung quốc. Hành động này ngay lập tức giúp Lenovo trở thành hãng có tên tuổi trên trường quốc tế, cũng giống như HP và Compaq đã củng cố thị trường PC của họ vững chắc hơn nữa bằng việc sáp nhập giữa hai công ty.

9. Thế cờ bí cho Big Blue
Có vẻ như không giống một cuộc đấu công bằng: cờ thủ Garry Kasperov đấu với Deep Blue – máy tính nhắm vào sức mạnh tính toán giá trị của trung tâm dữ liệu trong năm 1996. Kasperov thua, dĩ nhiên, nhưng trận thi đấu đem lại một bài học quan trọng hơn. Nếu IBM có thể tạo ra một hệ thống có thể đánh bại con người về mặt chiến lược, vậy thì khả năng xử lý sẽ được sử dụng như thế nào để giải quyết những vấn đề quan trọng hơn. Chiến thắng của Deep Blue báo hiệu cho một làn sóng mới quan tâm đến siêu điện toán.

10. Và sau đó là các ứng dụng
Vào thời điểm kỷ niệm lần thứ 40 trung tâm thí nghiệm phần mềm của IBM ở Toronto (Canada), Steve Mills đã đến thăm và phát biểu với đông đảo mọi người rằng IBM sẽ không hứng thú với thị trường phần mềm ứng dụng sau khi đã tạo dựng được vị thế vững chắc trên thị trường phần mềm giữa 2 hệ thống (middleware) và công nghệ về cơ sở dữ liệu. Tuy vậy, tất cả đã thay đổi trong năm 2007 khi công ty mua lại Cognos - hãng phần mềm giải pháp kinh doanh có trụ sở chính tại Ottawa Kể từ đó, IBM tiếp tục mua lại một số hãng khác trong lĩnh vực này. Mặc dù người ta còn chưa chắc chắn về những gì sẽ xảy ra trong 100 năm tiếp theo của Big Blue, song con đường phát triển của hãng dường như đã được chuẩn bị trước.

Kimkim (Theo ITworldcanada)
TIN LIÊN QUAN