Cảnh giác trước chiêu trò 'Hỗ trợ thu hồi, lấy lại tiền bị lừa đảo'
Thời gian gần đây, mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản quảng cáo hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Thực tế, đây là chiêu trò lợi dụng tâm lý của các nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.
- 91% lừa đảo trực tuyến liên quan lĩnh vực tài chính
- Không để lừa đảo trực tuyến khiến thanh toán không tiền mặt 'gặp vướng'
- Cài dịch vụ công 'giả mạo', một người bị lừa đảo 450 triệu đồng
- Chuyên gia "mách nước" giúp người lao động tránh bẫy lừa đảo trên mạng
- Cục An toàn thông tin cảnh báo các hình thức lừa đảo trực tuyến
- Cảnh báo hình thức lừa đảo bằng ứng dụng bảo hiểm xã hội số giả mạo
- Cảnh báo việc gia tăng sử dụng AI tạo video lừa đảo trên mạng xã hội
- Cảnh báo lừa đảo qua việc tham gia trò chơi cá cược trên mạng
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Công an thành phố Hà Nội mới đây cho biết, đánh vào tâm lý những người từng bị lừa đảo mong muốn lấy lại số tiền đã mất, thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản quảng cáo hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Thực chất đây tiếp tục là chiêu trò lừa đảo để chiếm đoạt tiền của các nạn nhân.
Theo đó các đối tượng lập các trang Facebook giả mạo các cơ quan chức của như Bộ Công an như: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Học viện Cảnh sát nhân dân, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, …), Bộ Tài chính, Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC, Văn phòng luật sư (Liên đoàn Luật sư Việt Nam/Tư vấn pháp lý miễn phí,… sau đó, đăng tải nhiều video clip, bài viết có nội dung cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đồng thời lồng ghép quảng cáo về các dịch vụ như “tiếp nhận hồ sơ”, “hỗ trợ lấy lại tiền bị treo”, “thu hồi tiền lừa đảo”…
Khi bị hại có nhu cầu liên hệ để nhờ hỗ trợ thu hồi tài sản bị lừa, đối tượng hướng dẫn bị hại gửi thông tin cá nhân, chuyển ảnh chụp sao kê giao dịch chuyển tiền bị lừa đảo, thông tin app lừa đảo, các đoạn nhắn tin để chứng minh mình bị lừa đảo,… Sau đó, đối tượng yêu cầu bị hại chuyển thêm các khoản tiền phí, đến khi bị hại nghi ngờ hoặc không còn khả năng chuyển tiền đối tượng sẽ chặn liên lạc.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu bị lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Không nên tìm đến các trang mạng xã hội giới thiệu có thể lấy lại tiền bị lừa, tránh để bị mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo; không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không quen biết trên không gian mạng.
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo