Chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành.
- Kaopiz Holdings và Tập đoàn Hammock ký ghi nhớ hợp tác đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam - Nhật Bản
- Sở TN&MT Kiên Giang đẩy mạng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong phục vụ nhân dân
- Để người dân hiểu được lợi ích của cải cách hành chính và chuyển đổi số
- Chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao năng lực bộ máy khi tinh giản biên chế
- Thủ tướng: Đề án 06 là một trong những 'điểm sáng' của chuyển đổi số trong 2 năm qua
- Mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí: Gần 4% đạt xuất sắc
- Bộ Ngoại giao gắn tổ chức sắp xếp bộ máy với đẩy mạnh chuyển đổi số
- Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Spider Player 2.1- Chương trình nghe nhạc đa năng
Tại Hội nghị tổng kết năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 của ngành LĐ-TB&XH diễn ra sáng nay 26/12, phát biểu tiếp thu sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ lời cảm ơn lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành đã hỗ trợ tối đa để Bộ LĐ-TBXH đạt được kết quả như đã khẳng định.
Điều tiết hiệu quả cung - cầu lao động
Ghi nhận nỗ lực lớn của toàn ngành, lãnh đạo Bộ nhấn mạnh, trong 19 chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, chúng ta đã hoàn thành tốt, trong đó nhiều chỉ tiêu đạt kết quả cao.
Bước vào năm 2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu toàn ngành cần phát huy sự đoàn kết, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với thực thi pháp luật, quyết tâm cao hơn, quyết liệt, kiên trì, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu phát triển về lao động, người có công và xã hội, đặc biệt phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Đó là, tỷ lệ thất nghiệp dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt gần 69%, trong đó lao động được cấp chứng chỉ, bằng cấp đạt 28%; giảm nghèo đạt chuẩn đa chiều trên 1%.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu tại Hội nghị.
Đồng thời hoàn thành 16 chỉ tiêu ngành đặt ra, tinh thần không có chỉ tiêu nào không đạt.
Để làm được việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh, trước hết cần tập trung xây dựng, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới; trình Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7.
Bên cạnh đó, tập trung triển khai tốt các chính sách, ổn định thị trường lao động, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh và an dân. Phát triển thị trường lao động đầy đủ, hiện đại, vận hành linh hoạt, đảm bảo đồng bộ, liên thông đa tầng, đa ngành, đa lĩnh vực, đa vùng và hội nhập quốc tế, kết nối và điều tiết hiệu quả cung - cầu lao động.
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng thị trường lao động đặc biệt những vấn đề mới như sản xuất chip điện tử, bán dẫn, thị trường tín chỉ cacbon…
Cùng với đó, hoàn thiện, phát triển hệ thống an sinh xã hội bao trùm, toàn diện, đa dạng và nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm đối tượng, nhất là đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số.
Đồng thời, thực hiện tốt chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội, giảm nghèo, bảo đảm các đối tượng yếu thế được trợ giúp ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến tới 63 tỉnh, thành.
Kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bộ trưởng nhấn mạnh, năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ của Bộ, ngành.
Xây dựng các nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp. Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Song song, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, người có công và xã hội. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tài chính - ngân sách.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công việc, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ mong muốn và đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể chăm lo chu đáo để mọi người dân đều được đón Tết.
“Nhất là đối với người có công, người nghèo, đối tượng xã hội, người lao động các đối tượng yếu thế trong xã hội, với tinh thần không để người dân nào không có Tết, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Theo Dân sinh
(https://dansinh.dantri.com.vn/chuyen-doi-so-toan-dien-linh-vuc-lao-dong-nguoi-co-cong-va-xa-hoi/)