Công bố kết quả khảo sát về tương lai kinh doanh tại Việt Nam
Ngày 17/1/2017, với sự hợp tác cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới, Facebook đã công bố số liệu của cuộc khảo sát nói trên.
- Tải về miễn phí Khảo sát Ngành Viễn thông thường niên năm 2016
- Khảo sát đầu tiên tại Việt Nam về chất lượng màn hình tablet
- Samsung dẫn đầu khảo sát Asia’s Top 1.000 Brands
- Khảo sát mới về người dùng Internet di động ở Đông Nam Á
- Tạo form khảo sát trực tuyến với Typeform
- Khảo sát thú vị về “Những thành phố hạnh phúc nhất và bất hạnh nhất” từ mạng xã hội
- Khảo sát hiện trạng trung tâm dữ liệu năm 2012 của Symantec
- Youtube thử nghiệm tính năng tạo khảo sát ngay trên video.
- Màn hình xanh chết chóc
Cuộc khảo sát này đóng vai trò là một nguồn thông tin mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình học hỏi và nâng cao chất lượng kinh doanh.
Cuộc khảo sát này bao gồm nhận thức về việc các doanh nghiệp tự tin hơn nếu họ tham gia giao thương trên thương trường quốc tế và cách mà các doanh nghiệp đang tăng cường sử dụng các công cụ số khi thực hiện các hoạt động giao thương quốc tế.
Dựa trên thông tin khảo sát tại Việt Nam cho thấy:
Các doanh nghiệp nhỏ cảm thấy tự tin hơn trong việc thực hiện các thương vụ mang tầm quốc tế.
48% các doanh nghiệp nhỏ và vừa cảm thấy lạc quan về hướng đi hiện tại (cao hơn 42% so với mức trung bình toàn cầu) và 69% cảm thấy lạc quan về tương lai (cao hơn 69% so với mức trung bình toàn cầu).
38% các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói rằng họ đã tạo ra công ăn việc làm cho thị trường trong 6 tháng qua và 66% nói rằng họ muốn tạo thêm nhiều công ăn việc làm hơn nữa trong 6 tháng sắp tới.
Trở ngại phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp đó chính là khả năng thu hút khách hàng (79%); gia tăng lợi nhuận (68%); và duy trì khả năng sinh lãi (55%).
64% người tham gia khảo sát có sử dụng công cụ hoặc nền tảng trực tuyến cho ít nhất ba trong số sáu mục đích được nêu.
Tại Việt Nam, 78% doanh nghiệp sử dụng công cụ trực tuyến để quảng cáo tới các khách hàng tiềm năng mới.
21% doanh nghiệp nhỏ tham gia khảo sát đã từng tham gia giao thương quốc tế.
Con số này là cao do 70% các doanh nghiệp này chỉ có ít hơn 10 nhân viên và không phải là các công ty khổng lồ đa quốc gia.
Khó khăn phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ tham gia giao thương quốc tế là:
Tìm kiếm đối tác kinh doanh (82%), Giới hạn tiếp cận thị trường (64%); Các quy định khác biệt tại các quốc gia khác (54%).
Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cảm thấy tự tin về cả hướng đi hiện lẫn tương lai gần của họ và nói rằng họ cũng gặp phải những khó khăn tương tự như các doanh nghiệp khác do đàn ông làm chủ. Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sử dụng các công cụ trực tuyến cho 2 trong số 6 mục đích được nêu ra trong khảo sát Tương Lai Của Kinh Doanh nhiều hơn các doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Phụ nữ có thiên hướng sử dụng công cụ trực tuyến để quảng bá sản phẩm/dịch vụ nhiều hơn tới 6 điểm %.
Thanh Sơn