ĐTDĐ sẽ sớm trở thành …thẻ tín dụng
08:00, 28/10/2008
Người dân châu Á đã bắt đầu quen thuộc với cụm từ “thanh toán không kết nối”(“contactless payments”). Rất nhiều nước trong khu vực đã áp dụng thanh toán bằng chính ĐTDĐ cá nhân. Chỉ cần sử dụng phần mềm gọi là “near-field communications” và lắc nhẹ chiếc điện thoại vào trước 1 đầu đọc tín hiệu đặc biệt là các giao dịch sẽ được thực hiện.
Ở Mỹ đã có công nghệ RFID được tích hợp trong thẻ. Nhưng mục đích lâu dài của người sử dụng Mỹ là tiến hành các giao dịch mà không cần sử dụng tới thẻ tín dụng, mà tạo ra 1 thiết bị có đầy đủ chức năng của ĐTDĐ mà lại có thể thay thế được thẻ tín dụng cũng như hộ chiếu.
Trong những năm gần đây, khi mà ĐTDĐ trở thành thiết bị giải trí, thì chúng chưa thể có khả năng trở thành thiết bị thanh toán hoặc hộ chiếu như những gì mà chúng ta dự tính vào những năm trước năm 2005.
Và hiện nay, do nền kinh tế khủng hoảng nên nền công nghiệp “near-field communications” sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào hoạt động. Ông Shyam Krishnan, chuyên viên phân tích công nghiệp tại Frost&Sullivan cho biết, việc triển khai công nghệ này sẽ lâu hơn dự tính khoảng 3 đến 4 năm.
Do vậy, một công ty Pháp tên là Inside Contactless đã ra đời, đưa ra 1 giải pháp tạm thời cho phép người sử dụng kết hợp ĐTDĐ với thẻ tín dụng và hộ chiếu. Công nghệ MicroPass của công ty Inside sẽ được tích hợp vào 1 sticker gắn trong điện thoại, ví hoặc các vật dụng khác.
Điều này được nhận định là sẽ góp phần tích cực vào việc mọi giao dịch sẽ được thực hiện chỉ bằng cách lắc nhẹ chiếc điện thoại, iPod, hoặc thậm chí là cái ví trước 1 đầu đọc để quá cảnh hoặc để mua cà phê tại các siêu thị.
Ông Charles Walton, Phó giám đốc điều hành tại Inside cho biết “đây quả thực là cách thanh toán tuyệt vời. Công nghệ này có thể gắn điện thoại vào 1 chiếc ví cao cấp.” Còn ông Jonathan Collins, chuyên viên phân tich tại bộ phận RFID&Contactless ở trung tâm nghiên cứu ABI Research cho hay: “Chúng ta đã có thiết bị bỏ túi nhỏ gọn American Express nhưng chúng thực sự không phổ biến lắm. Sticker hữu dụng hơn nhiều.”
Trong những năm gần đây, khi mà ĐTDĐ trở thành thiết bị giải trí, thì chúng chưa thể có khả năng trở thành thiết bị thanh toán hoặc hộ chiếu như những gì mà chúng ta dự tính vào những năm trước năm 2005.
Và hiện nay, do nền kinh tế khủng hoảng nên nền công nghiệp “near-field communications” sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi vào hoạt động. Ông Shyam Krishnan, chuyên viên phân tích công nghiệp tại Frost&Sullivan cho biết, việc triển khai công nghệ này sẽ lâu hơn dự tính khoảng 3 đến 4 năm.
Do vậy, một công ty Pháp tên là Inside Contactless đã ra đời, đưa ra 1 giải pháp tạm thời cho phép người sử dụng kết hợp ĐTDĐ với thẻ tín dụng và hộ chiếu. Công nghệ MicroPass của công ty Inside sẽ được tích hợp vào 1 sticker gắn trong điện thoại, ví hoặc các vật dụng khác.
Điều này được nhận định là sẽ góp phần tích cực vào việc mọi giao dịch sẽ được thực hiện chỉ bằng cách lắc nhẹ chiếc điện thoại, iPod, hoặc thậm chí là cái ví trước 1 đầu đọc để quá cảnh hoặc để mua cà phê tại các siêu thị.
Ông Charles Walton, Phó giám đốc điều hành tại Inside cho biết “đây quả thực là cách thanh toán tuyệt vời. Công nghệ này có thể gắn điện thoại vào 1 chiếc ví cao cấp.” Còn ông Jonathan Collins, chuyên viên phân tich tại bộ phận RFID&Contactless ở trung tâm nghiên cứu ABI Research cho hay: “Chúng ta đã có thiết bị bỏ túi nhỏ gọn American Express nhưng chúng thực sự không phổ biến lắm. Sticker hữu dụng hơn nhiều.”
“Chúng ta nên chú trọng tới tính bảo mật của công nghệ MicroPass hơn con chip NXP Mifare Classic RFID. Bởi người ta đã nhận thấy rằng chip NXP Mifare Classic RFID có nhiều lỗi và có thể bị sao chép. Triển khai các ứng dụng sử dụng công nghệ MicroPass sẽ “không bị sao chép như với Mifare Classic”, ông Charles Walton cho biết.
Tuy nhiên, thị trường có chấp nhận sử dụng công nghệ này hay không phụ thuộc vào tốc độ hợp tác của các ngân hàng, các chi nhánh bán lẻ và các công ty điện thoại về vấn đề tiêu chuẩn, việc triển khai, và phụ thuộc cả vào việc người sử dụng có sẵn sàng kết hợp điện thoại với ví tiền của mình hay không.
Tuy nhiên, thị trường có chấp nhận sử dụng công nghệ này hay không phụ thuộc vào tốc độ hợp tác của các ngân hàng, các chi nhánh bán lẻ và các công ty điện thoại về vấn đề tiêu chuẩn, việc triển khai, và phụ thuộc cả vào việc người sử dụng có sẵn sàng kết hợp điện thoại với ví tiền của mình hay không.
Theo Vietnamnet
Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh