Giải đáp bí ẩn: Tắc kè đổi màu như thế nào?

20:00, 14/03/2015

Tắc kè là một trong những giống loài đặc biệt trên trái đất khi có thể thay đổi làn da theo nhiều màu sắc khác nhau. Mới đây các nhà khoa học đã tìm ra đáp án cho hiện tượng này.

Việc tắc kè đổi màu da tưởng chừng là một hiện tượng bình thường và không khó giải thích. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn còn là một bí ẩn chưa thể giải đáp, cho tới mãi những ngày gần đây.

Các nhà khoa học đã Thuỵ Sỹ mới đây đã chính thức đưa ra câu trả lời về câu hỏi về cách thức đổi màu da của tắc kè, khác nhiều so với những dự đoán trước đây của con người.

Không giống như mực hay bạch tuộc sử dụng những sắc tố trong cơ thể để tạo nên màu sắc bên ngoài, tắc kè thực chất không thay đổi màu sắc cơ thể. Đơn giản là da của chúng có khả năng phản xạ ánh sáng và những màu sắc xung quanh, khiến cho màu của tắc kè thường giống và bị hoà lẫn vào khung cảnh quanh nó.

Nhà nghiên cứu Michel Milinkovitch đến từ Đại học Geneva (Thụy Sĩ)  cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên. Trước đây người ta cứ tưởng rằng tắc kè đổi màu qua các sắc tố. Tuy nhiên, cơ chế thực sự hoàn toàn khác và liên quan đến quá trình vật lý”.

Phân tích trên da loài vật này cho thấy sự đổi màu được điều chỉnh từ những tinh thể chứa sắc tổ phản xạ ánh sáng, được gọi là iridophore. Tinh thể này vốn nằm ngay bên dưới tế bào sắc tố. Iridophore cũng được tìm thấy ở một số loài bò sát khác như rắn và lưỡng cư như ếch, giúp cho chúng có màu xanh lục và xanh lơ.

Những tinh thể này có kích cỡ siêu nhỏ cùng hình dạng, cách tổ chức khác nhau trên da. Để đổi màu da, tắc kè chỉ cần thay đổi cấu trúc sắp xếp của lớp tế bào phía ngoài bằng cách thả lỏng hoặc làm căng lớp da.

Khi lớp da ở tình trạng thả lỏng, tinh thể nano này tiến lại gần nhau, tế bào chỉ đặc biệt phản chiếu các bước sóng ngắn như màu xanh dương.

Còn khi làn da bị kích động bởi các màu sắc bên ngoài, các tinh thể này sẽ sít lại gần nhau, khiến các tế bào phản chiếu bước sóng dài hơn như vàng, cam, đỏ... Da của tắc kè chứa túi sắc tố vàng, khi kết hợp với ánh sáng xanh dương mang màu xanh lá - có thể ngụy trang, hòa lẫn với thiên nhiên dễ dàng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện lớp tế bào da dày, ẩn sâu dưới da có thể phản chiếu một lượng lớn ánh sáng Mặt trời song không thay đổi màu sắc. Lớp da này có tác dụng giúp tắc kè phản chiếu nhiệt, giữ mát cho cơ thể.

 

Techz.vn