Google bị điều tra chống độc quyền tại Nhật Bản
Google bị nghi ngờ ép buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh tích hợp ứng dụng tìm kiếm của hãng này đồng thời đặt biểu tượng của hãng ở những vị trí cụ thể trên điện thoại.
- Google khai tử mật khẩu truyền thống
- Hai cựu kỹ sư Google lập startup về vật lý số tại Việt Nam
- Thủ tướng thúc đẩy Apple, Boeing, Google mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam
- Google, Facebook, Netflix... đã nộp gần 4.000 tỷ đồng tiền thuế
- Viettel hợp tác Google thúc đẩy chuyển đổi số ngành giáo dục và lĩnh vực điện toán đám mây
- Google Android Auto nâng cấp thêm nhiều tính năng mới
- Google khởi động chương trình dành cho khởi nghiệp
- Google tự tin siêu máy tính AI nhanh và tiết kiệm điện hơn Nvidia
- Spider Player 2.1- Chương trình nghe nhạc đa năng
Ngày 23/10, hãng tin Kyodo đưa tin Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản thông báo bắt đầu mở cuộc điều tra tập đoàn công nghệ Google liên quan cáo buộc tập đoàn này gây sức ép với các nhà sản xuất điện thoại thông minh.
Theo đó, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản nghi ngờ Google ép buộc các nhà sản xuất điện thoại thông minh tích hợp ứng dụng tìm kiếm của hãng này đồng thời đặt biểu tượng của hãng ở những vị trí cụ thể trên điện thoại.
Google cũng ký hợp đồng với nhà sản xuất thiết bị Android để không tích hợp các ứng dụng tìm kiếm của đối thủ trên thiết bị. Đổi lại phía nhà sản xuất sẽ được chia phần lợi nhuận thu về từ quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm của Google.
Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ lấy ý kiến của công chúng về vấn đề này đến hết ngày 22/11.
Mới đây, hồi giữa tháng 9, Cơ quan chống độc quyền Indonesia cho biết đang điều tra nghi vấn về các hành vi kinh doanh không công bằng của Google, khi buộc các nhà phát triển phần mềm sử dụng dịch vụ thanh toán của hãng này.
Cơ quan này nghi ngờ Google lạm dụng vị thế thống lĩnh, bán hàng có điều kiện và phân biệt đối xử trong phân phối ứng dụng kỹ thuật số ở Indonesia.
Trước đó, nhà chức trách Mỹ và châu Âu cũng đã thắt chặt các quy định liên quan đến Google - tập đoàn được cho là chiếm tới 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến toàn cầu. Trong năm 2022, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật ngăn chặn các công ty công nghệ lớn ưu tiên các sản phẩm của riêng họ.
Trong khi đó, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số do Liên minh châu Âu (EU) ban hành cùng năm cũng siết chặt quy định đối với các công ty công nghệ lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo điều kiện cho các công ty mới gia nhập thị trường, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Theo Tạp chí Thương trường
(https://thuongtruong.com.vn/news/google-bi-dieu-tra-chong-doc-quyen-tai-nhat-ban-111002.html)