Hong Kong có thể bùng phát khủng hoảng chính trị như Thái Lan?
Trước những cuộc biểu tình rầm rộ đang diễn ra tại Hong Kong, tờ Hoàn Cầu của TQ ngày 3/7 đã cảnh báo, Đặc khu hành chính này có thể trở thành một Ukraine hoặc Thái Lan thứ hai.
- Hồng Kông: 2 tàu hàng đâm nhau, 12 người mất tích
- Trung Quốc : Một con tem đã được bán với giá 3,68 triệu đô la Hồng Kông
- CPCNet mở rộng dịch vụ VPN từ Hồng Kông tới Việt nam
- Biển Đông: Trung Quốc đang tự vẽ bùa để tự đeo
- Tàu cá Trung Quốc chìm gần khu vực đảo tranh chấp
- Trung Quốc “hậm hực” với thông cáo của Mỹ về Biển Đông
- ASEAN cần hợp sức để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông
- Trung Quốc: Đối nghịch giữa “nói và làm”
- Kinh nghiệm khi mua máy ảnh
Theo South China Morning Post, bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu nhằm vào các cuộc biểu tình đấu tranh đòi dân chủ và tự quyết ở Hong Kong trong những ngày gần đây, đặc biệt là cuộc biểu tình ngày 1/7 với khoảng 510.000 người đã xuống đường biểu tình đòi dân chủ và quyền tự bầu lãnh đạo đặc khu trên đường Chater. Tờ Hoàn Cầu cho rằng, họ là mối đe dọa với các quy định pháp luật của Hồng Kông.
Hàng trăm nghìn người Hong Kong đã xuống đường đòi quyền dân chủ vào ngày 1/7.
Những người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu đả đảo chính quyền Bắc Kinh. Họ cầm trên tay các tấm biểu ngữ in dòng chữ: “Chúng tôi muốn dân chủ thực sự” và “Chúng tôi cùng đoàn kết chống Trung Quốc”. Giới quan sát nhận định, sự bất bình về cách Bắc Kinh can thiệp vào cuộc bầu cử lãnh đạo Hong Kong năm 2017 đã lan tỏa trong đặc khu kinh tế có 7 triệu dân này.
Hơn 500 người trong số 2.000 người tham gia biểu tình ngồi đã bị bắt giữ ngày 2/7, với cáo buộc tụ tập bất hợp pháp và cản trở người thi hành công vụ. Sau đó, toàn bộ số người này đã được trả tự do, nhưng đã tạo ra “một làn sóng chống đối” tại đặc khu này.
"Nếu không có nền pháp trị, Hong Kong có thể trở thành một Ukraine hoặc Thái Lan kế tiếp và đủ loại hiện tượng nguy hiểm có thể xảy ra", đó là nhận định của bài xã luận mà Hoàn Cầu đã đưa. Theo bài báo, "những người tổ chức biểu tình thừa nhận hành động của họ có thể trái pháp luật nhưng họ vẫn tiếp tục làm thế".
Hoàn cầu cho biết thêm, "sau khi bị bắt, một số người phá rối thậm chí còn chỉ tay về phía cảnh sát". Bài xã luận còn cảnh báo rằng, Hong Kong có thể chứng kiến một cuộc biến động chính trị trong một thời gian.
Trong khi đó, những người biểu tình, có cả một hội viên hội đồng quận, đã cáo buộc lực lượng cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức. Một số nguồn báo khác đăng tải rằng, cảnh sát đã thú nhận rằng họ đã vặn cổ tay, khuỷu tay và cổ của những người gây rối để vô hiệu hóa họ.
Hôm qua 4/7, cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ năm người, nghi là nhà tổ chức cuộc biểu tình hôm mồng 1/7 với sự tham gia của hơn 500.000 người phản đối sự can thiệp của chính quyền TQ vào đặc khu này.
Theo hãng tin AFP, tổ chức Mặt trận Nhân quyền dân sự (CHRF) đã thông báo với báo giới rằng năm thành viên của nhóm này đã bị cảnh sát bắt giữ. “Họ bắt giữ chúng tôi dù cuộc biểu tình diễn ra hoàn toàn hòa bình” - đại diện CHRF, ông Johnson Yeung bức xúc nói với AFP. Và một đại diện khác, ông Yeung của CHRF cho biết, năm thành viên trên bị cảnh sát bắt giữ vì tội “cản trở người thi hành công vụ”. Ông này đã mạnh dạn phê phán đặc khu trưởng Hong Kong Leung Chun-Ying (Lương Chấn Anh) là “đang hành động để chứng tỏ rằng ông ta muốn trấn áp các nhà tổ chức biểu tình và khiến chúng tôi sợ hãi”.
Cũng hôm qua (4/7), trong một động thái khác có liên quan, truyền hình Hong Kong đã chiếu cảnh ông Lương Chấn Anh, đã bị một nghị sĩ phe dân chủ ném thẳng cốc nước vào mặt, nhưng rất may không trúng, để phản đối sự im lặng của ông này đối với cuộc biểu tình hơn 500.000 người hôm 1/7. Các nghị sĩ Hong Kong thuộc phe dân chủ và phe thân Bắc Kinh đã lao vào ẩu đả lẫn nhau trong một phiên điều trần hôm 3/7.
Nhiều nghị sĩ còn la ó, cáo buộc ông Lương phớt lờ lời kêu gọi cải cách dân chủ của người dân, kêu gọi ông từ chức. Kể từ khi hội đồng lập pháp của đặc khu được thành lập, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng hỗn loạn như vậy. Về phía ông Lương, ông cho biết, hành vi và ngôn từ của một số nhà lập pháp ngày càng "cực đoan".
Sự việc diễn ra đúng vào ngày 1/7, bởi ngày này là ngày kỷ niệm Hồng Kông được trao trả về TQ. Những người dân ở đặc khu hành chính này đã rầm rộ xuống đường để phản đối việc chính quyền Bắc Kinh can thiệp quá sâu vào đặc khu này. Nhiều người Hong Kong lo ngại sự tự do đang dần "bị xói mòn". Bởi trong tháng 6, Bắc Kinh đã cho công bố “sách trắng” gây tranh cãi về tương lai của Hong Kong, khẳng định chính quyền Bắc Kinh có toàn quyền với đặc khu kinh tế này. "Niềm tin của người dân giảm xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2003", ông Johnson Yeung, một trong những nhà tổ chức biểu tình, cho hay.
Thanh Trà (tổng hợp)