Hướng dẫn tối ưu SEO Onpage cho website
Tối ưu SEO Onpage là các công việc giúp cho website trở nên thân thiện hơn qua đó đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng Google khi người dùng tìm kiếm.
Như các bạn đã biết việc tối ưu SEO Onpage website là quan trọng khi làm SEO. Tối ưu SEO Onpage chính là việc chúng ta đi tối ưu tất cả các yếu tố bên trong website giúp cho website trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.
Các công việc của SEO Onpage bao gồm:
- Tối ưu hóa giao diện hiển thị di động.
- Tối ưu hóa các thẻ meta (title, description, keyword).
- Tối ưu hóa các thẻ Heading (H1 – H3)
- Tối ưu hóa hình ảnh.
- Tối ưu đường dẫn.
- Tạo sơ đồ website (sitemap).
- Tối ưu hóa các thẻ hỗ trợ SEO Local (Geo meta Tag).
- Xử lý một số lỗi như: tốc độ tải trang, 404…
1. Tối ưu hóa các thẻ Meta
Thẻ tiêu đề
Tiêu đề là thành phần quan trọng và nổi bật nhất so với các thành phần khác trong kết quả tìm kiếm. Trong quá trình tối ưu thẻ tiêu đề cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong thẻ tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO.
- Đặt từ khóa đầu tiên trong thẻ tiêu đề.
- Số lượng ký tự tối đa <55 ký tự.
- Hấp dẫn, nổi bật được nội dung của bài viết.
- Độc đáo, không trùng lặp.
Thẻ mô tả
Tối ưu hóa thẻ mô tả cần chú ý các vấn đề sau:
- Mô tả chứa từ khóa cần SEO.
- Số lượng ký tự <155 ký tự.
- Khái quát được nội dung của bài viết.
- Hấp dẫn.
Thẻ từ khóa (Meta keyword)
Đây là thẻ từ khóa dành cho công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, hiện nay các SEOer đang lạm dụng quá mức để chèn vô số từ khóa website của mình cho nên Google đã hạ thấp trọng số điểm bên trong thẻ này. Dẫn đến hiệu quả khi chúng ta tối ưu thẻ meta keyword không cao. Nên nếu có tối ưu thì chúng ta chỉ điền từ 5 đến 7 keyword, tránh điền quá nhiều sẽ bị Google nghi ngờ spam.
2. Tối ưu hóa các thẻ Heading
Mục đích sử dụng các thẻ Heading dùng để nhấn mạnh phần nội dung quan trọng đến với Google. Thẻ Heading bao gồm từ H1-H6 với mức độ quan trọng giảm dần. Các bạn chỉ cần tối ưu từ H1-H3.
- H1: Chỉ sử dụng một thẻ duy nhất, chứa từ khóa chính, thường là tiêu đề của bài viết.
- H2: Mô tả nội dung chính của website, sử dụng từ 3-5 thẻ, chứa từ khóa phụ.
- H3: Mô tả nội dung liên quan, sử dụng từ 7-9 thẻ, không nên chèn từ khóa vào thẻ này.
3. Tối ưu hóa hình ảnh.
Google không giống chúng ta, khi nhìn vào hình ảnh nó sẽ không biết được hình ảnh đó nói về cái gì. Chính vì thế chúng ta cần phải tối ưu hóa hình ảnh khi SEO cần lưu ý các điểm sau:
- Đặt tên cho hình ảnh: viết không dấu, chứa từ khóa và có dấu “-” ngăn cách ở giữa.
Ví dụ: Nếu hình ảnh của bạn mô tả về khóa học kế toán tổng hợp thì bạn có thể đặt tên hình ảnh như sau: khoa-hoc-ke-toan-tong-hop
- Tối ưu hóa thẻ Alt: thẻ Alt dùng để mô tả hình ảnh cho Google hiểu. Khi upload hình ảnh lên sẽ có phần chú thích để đánh từ khóa mô tả nội dung hình ảnh. Thẻ Alt các bạn có thể điền từ khóa cần SEO (không nên trùng 100% với tên hình ảnh) và viết 1 cách bình thường (có thể có dấu hoặc không dấu).
- Ảnh gốc: là ảnh chúng ta có thể tự chụp bằng máy ảnh, máy quay hoặc ảnh print lại màn hình hay ảnh tải về rồi đưa vào photoshop chỉnh sửa.
- Nên chọn các hình ảnh có định dạng tỷ lệ: 4:3 (400x30, 640x480, 1024x768…)
4. Tối ưu đường dẫn thân thiện.
Đường dẫn là đường link hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Trong khi tối ưu hóa đường dẫn các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Url càng ngắn càng tốt, < 55 ký tự.
- Chứa từ khóa cần Seo.
Ví dụ: SEO từ khóa “học phần mềm kế toán” thì đường dẫn mình có thể đặt như sau: ketoanaz.edu.vn/hoc-phan-mem-ke-toan.html
5. Tạo sơ đồ website (sitemap)
Sitemap chính là sơ đồ trang web giúp cho các con bot của công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc bên website của bạn; từ đó dễ dàng hơn trong việc lập chỉ mục cho website.
Bạn có thể truy cập vào xml-sitemaps.com để tạo sitemap cho website của mình.
6. Cấu hình thẻ Geo meta tag
Geo meta tag là thẻ giúp cho các công cụ tìm kiếm xác định chính xác tọa độ của doanh nghiệp từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo.
Các bạn có thể truy cập geo-tag.de/generator/en.html để tạo mã và chèn vào website.
7. Xử lý một số lỗi như: tốc độ tải trang, 404…
Trong trường hợp tốc độ load trang web của bạn quá chậm sẽ gây ra tình trạng bot của Google không thể truy cập và gửi một lỗi không tìm thấy về Webmaster Tool. Vì thế, nên chọn những đơn vị cung cấp Hosting thực sự tốt.
Lỗi 404: là nỗi từ sever trả về thông báo cho chúng ta biết một mục hay một bài viết nào đó không tồn tại bên trong trang web. Nếu website có quá nhiều lỗi 404 sẽ ảnh hưởng đến khả năng SEO rất lớn.
8. Tối ưu hóa giao diện hiển thị trên di động.
Mới đây nhất, Google đã cập nhật thuật toán tối ưu kết quả tìm kiếm trên di động với mong muốn cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
>>> Bài viết hữu ích: http://xahoithongtin.com.vn/5-ly-do-khien-website-bi-google-xu-d24523.html
Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết về SEO Onpage tại video dưới đây.
Trường Đặng