Mỹ thử nghiệm tổ hợp bom lượn thông minh
Mới đây, chiếc máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet lần đầu tiên ném bom GBB-53/B StormBreaker trong một cuộc thử nghiệm diễn ra tại Mỹ vào ngày 20/6.
Forbes cho biết, quả bom được tích hợp vào tổ hợp vũ khí bán tự động có độ chính xác cao “Golden Horde” và được thiết kế để thay đổi mọi “luật chơi”.
Được biết, quy trình thử nghiệm bom triển khai vào tháng 6 năm nay, trong đó cần hoàn thành đánh giá những khả năng của tổ hợp StormBreaker vào cuối năm 2020.
Ngoài các chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet, cả máy bay F-15E Eagle cũng có thể nhận vũ khí mới này. Sau đó, bom GBU-53/B cũng sẽ được đưa vào trang bị cho máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II, có thể đủ sức mang theo tới 24 quả bom.
Máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ
Về cơ bản sản phẩm GBB-53/B StormBreaker là thành tựu sáng chế trong thập niên 1980. StormBreaker có thể lựa chọn độc lập các mục tiêu theo mức độ ưu tiên về khả năng tiêu diệt và cũng cho phép điều chỉnh lộ trình của máy bay vận tải mang bom.
Infonet cũng chia sẻ, GBB-53/B StormBreaker còn có khả năng tấn công các mục tiêu cơ động trong điều kiện thời tiết xấu. Bom thông minh StormBreaker mới, thường được gọi là vũ khí săn tăng thông minh, là loại đạn lượn có cánh, tự động phát hiện và phân loại các mục tiêu cơ động di chuyển trong tình huống tầm nhìn kém do tối trời, thời tiết xấu, khói hoặc bụi do máy bay trực thăng tạo nên.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, StormBreaker là một đầu đạn mang tính cách mạng trong việc tìm kiếm mục tiêu 3 chế độ tri-mode seeker bằng cách sử dụng Radar hồng ngoại và sóng milimet hình ảnh ở chế độ bình thường. Vũ khí cũng có thể triển khai dẫn đường bán laser hoặc GPS bán chủ động để đánh trúng mục tiêu.
Bom lượn StormBreaker có kích thước nhỏ cho phép sử dụng ít chiến đấu cơ hơn mà vẫn tiêu diệt cùng số lượng mục tiêu cũng như vũ khí lớn hơn thì cần nhiều chiến đấu cơ để tấn công. Vũ khí này có thể bay hơn 45 dặm (72 km) để tấn công các mục tiêu di động, giảm thời gian bay lãng phí để tránh vào khu vực phòng không nguy hiểm.
Trước đó, trong cuộc thử nghiệm ở Mỹ, một mẫu tên lửa siêu thanh tiên tiến nhất gần như mất điều khiển và bay tự do trên không trung. Theo báo cáo trong Tuần báo Hàng Không (Aviation Week), vụ việc xảy ra với mẫu tên lửa được phát triển trong khuôn khổ chương trình kết hợp của Cơ quan nghiên cứu dự án Quốc phòng cấp cao (DARPA) và Không quân Mỹ.
Thiên Thanh (T/h)