Mỹ truy tố 5 hacker quân sự Trung Quốc
Tòa án Mỹ hôm 19/5 đã truy tố 5 sĩ quan quân đội Trung Quốc với cáo buộc tấn công và đánh cắp bí mật thương mại các hệ thống máy tính của các công ty Mỹ.
- 8 điều hacker có thể làm khiến bạn giật mình
- 5 "miếng mồi" béo bở của hacker
- Hackers chiếm quyền điều khiển xe ôtô
- Hacker “ghé thăm” Dev Center của Apple
- Bán lỗ hổng phần mềm – ngành kinh doanh béo bở của hacker
- Hacker Trung Quốc tấn công các cơ sở an ninh của nhiều nước?
- Hacker phơi bày thông tin nhạy cảm của quan chức chính phủ Mỹ
- Người dùng Yahoo! Mail vẫn tiếp tục bị hacker tấn công
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
5 sĩ quan quân đội Trung Quốc bị truy tố với cáo buộc đã tấn công các hệ thống máy tính của các công ty Mỹ và đánh cắp các bí mật thương mại để thu lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc, gồm: Wang Dong, Sun Kailiang, Wen Xinyu, Huang Zhenyu và Gu Chunhui, là thành viên của đơn vị bí mật 61398, có trụ sở ẩn trong một tòa nhà thương mại 12 tầng ở Thượng Hải.
Mỗi sĩ quan nói trên bị cáo buộc 31 tội danh, bao gồm gián điệp máy tính, lạm dụng luật, trộm cắp bí mật thương mại và gián điệp kinh tế.
Họ là lực lượng tấn công mạng ưu tú của quân đội Trung Quốc, bị cáo buộc tấn công ít nhất 141 công ty thuộc 20 ngành công nghiệp lớn của Mỹ trong năm 2013, như Lockheed Martin, tập đoàn Chertoff và Coca-Cola, công tố viên Mỹ cho biết hôm 19/5.
Trong khoảng từ năm 2006 đến 2014, 5 đối tượng này đã tấn công gián điệp mạng máy tính của các công ty Westinghouse Electric, US subsidiaries of SolarWorld AG, United States Steel, Allegheny Technologies Inc. (ATI), Paper and Forestry, Rubber, Manufacturing, Energy, Allied Industrial & Service Workers International Union (USW), Alcoa hoạt động trong lĩnh vực điện hạt nhân, luyện kim, năng lượng mặt trời.
Họ còn bị buộc tội xâm nhập 6 công ty khác của Mỹ để đánh cắp bí mật thương mại có giá trị và thông tin kinh doanh nhạy cảm khác.
Từ trái sang phải: Wang Dong, Sun Kailiang, Gu Chunhui, Wen Xinyu, Huang Zhenyu.
"Lần đầu tiên, chúng tôi phơi bày những cái tên và khuôn mặt ẩn phía sau bàn phím ở Thượng Hải, đã đánh cắp bí mật của các doanh nghiệp Mỹ", John P Carlin, phó tổng chưởng lý Văn phòng Liên điều tra an ninh quốc gia Mỹ cho biết.
Đây là lần đầu tiên Mỹ truy tố các quan chức nước ngoài liên quan tới hoạt động gián điệp mạng và được xem là phản ứng mạnh mẽ nhất của chính quyền Mỹ đối với các hoạt động gián điệp mạng từ Trung Quốc, đã trở thành mối lo ngại lớn đối với Mỹ trong những năm gần đây.
Các công ty Mỹ từ lâu đã kêu gọi chính phủ có biện pháp để đối phó với hoạt động gián điệp mạng từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc trên và gọi nó là sự "vu khống", đồng thời nhấn mạnh rằng hành động đó gây tổn hại tới lòng tin giữa hai nước. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ đình chỉ các hoạt động của nhóm công tác Trung - Mỹ trên Internet.
Chính phủ Mỹ sẽ không thể bắt giữ những người bị buộc tội vì Bắc Kinh sẽ không dẫn độ họ. Tuy nhiên, họ sẽ không thể đi tới Mỹ và các nước khác có ký kết hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Theo các chuyên gia, các hacker quân sự Trung Quốc trong danh sách truy tố trên có thể sẽ không thể tìm được công việc khác sau khi rời quân ngũ vì Mỹ sẽ không chấp thuận làm việc với những công ty sử dụng họ.
Thanh Trà (tổng hợp)