Người Nhật dùng trí tuệ nhân tạo để làm món sushi cá ngừ thơm ngon
Kiểm định chất lượng cá ngừ - một trong những công đoạn quan trọng nhất để làm ra món sushi thơm ngon đã được người Nhật dạy cho trí tuệ nhân tạo (AI), và công cụ này hoạt động khá hiệu quả.
- Robot trí tuệ nhân tạo “made in Vietnam” hỗ trợ khám bệnh từ xa
- Dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giám sát công nhân
- Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo giúp giám sát rửa tay đúng cách
- FPT trở thành đối tác chiến lược của Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới Mila
- Microsoft sử dụng trí tuệ nhân tạo thay cho phóng viên, biên tập viên
Một chuỗi cửa hàng kinh doanh đồ ăn sushi tại Nhật Bản đang ứng dụng công nghệ AI trên smartphone để đánh giá chất lượng của cá ngừ - như một trong những bước quan trọng nhất để có được món sushi chất lượng cao.
Thông thường, công việc này đòi hỏi người mua cá phải có kinh nghiệm nhiều năm để đánh giá chính xác độ tươi ngon của cá. Tuy nhiên với sự giúp sức của AI này, nhiệm vụ đã được thay thế một cách hoàn hảo.
Theo đó, ứng dụng có tên Tuna Scope hoạt động dựa trên thuật toán học máy (machine learning), được đào tạo từ hàng ngàn tấm ảnh mặt cắt phần ngang đuôi cá ngừ, sẽ cho nhận diện chính xác tình trạng "tươi ngon" của khúc cá chỉ từ một bức hình chụp cận cảnh.
Cụ thể, dựa trên các bức ảnh này, màu sắc của thịt cá, màu da, màu xương, tỷ lệ mỡ, độ săn chắc... sẽ được AI phân tích bằng cách đối chiếu với dữ liệu do những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành phân loại cá ngừ cung cấp.
Cuối cùng, ứng dụng Tuna Scope sẽ chấm lát cắt cá ngừ theo thang điểm từ 1 đến 5, với 5 là chất lượng cao nhất.
Theo Keiko Yamamoto - bếp trưởng tại một cửa hàng sushi có trụ sở ở London (Vương quốc Anh), thì việc đánh giá chất lượng cá ngừ dựa trên cảm nhận bằng mắt thường là điều hoàn toàn có thể. "Với cá ngừ, vẻ ngoài là quan trọng nhất. Dựa trên điều này, các đầu bếp có thể đánh giá được chất lượng của nó tốt hay không", ông Yamamoto cho biết.
Cũng theo đại diện từ Kura Sushi - một chuỗi cửa hàng đồ ăn tại Nhật, họ đã mua từ cảng biển nước ngoài tới 70% cá ngừ tính từ đầu năm 2020, và hầu hết đều dùng ứng dụng Tuna Scope để đánh giá chất lượng.
Trái với lo ngại rằng AI sẽ cướp đi việc làm của người dân, thì trong lĩnh vực cụ thể này, việc phát triển và nhân rộng nó lại mang ý nghĩa tích cực. Lý do là bởi Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa, trong khi người trẻ lại không mặn mà lắm với những kinh nghiệm được người đời trước truyền lại.
Châu Anh