Những công nghệ hút hồn người dùng smartphone

08:06, 04/10/2013

Đã có lúc người ta cho rằng thị trường smartphone đã bão hòa, hoặc hết thời để chuyển sang một loại thiết bị khác. Tuy nhiên việc ngày càng có những công nghệ tiện ích không ngừng cập nhật trên smartphone khiến thiết bị này vẫn kiêu ngạo khẳng định sức hút của mình.

Công nghệ “HDMI không dây”

Công nghệ truyền hình ảnh và âm thanh từ điện thoại qua cáp HDMI tới các thiết bị có màn hình khác như tivi, máy tính là thông thường, phổ biến tuy nhiên kết nối điện thoại với những thiết bị như trên không cần dây cáp HDMI lại là ứng dụng công nghệ tương đối mới. Tính năng này cho phép người dùng có thể di chuyển trong phạm vi 20m trong khi kết nối điện thoại với tivi mà không cần bất cứ sợi dây nào.

USB OTG

Thực sự nhiều người dùng còn mơ hồ, thậm chí chưa hề biết tính năng USB OTG (On-The-Go)  trong khi USB OTG đã được cài trong các smartphone lâu nay với tên gọi USB host. Các dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành Windows Mobile và Android đã luôn có sẵn OTG. 

Với tiện ích kết nối này, thiết bị di động có thể giao tiếp với các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, USB... Chiếc điện thoại, máy nghe nhạc, máy tính bảng của bạn giờ sẽ sử dụng được với chuột, bàn phím hay đọc flash USB như một chiếc máy tính.
Tuy nhiên, không phải smartphone nào cũng có OTG. Ngoài ra, máy của bạn cần phải có phần cứng hỗ trợ. Hơn nữa, rất khó để sử dụng với USB 3G hay những thiết bị đòi driver đặc biệt. Vì vậy nên chú ý phần thông số khi mua sắm máy.

Khám bệnh bằng smartphone

Ứng dụng có tên Portable Eye Examination Kit (PEEK) được phát triển có thể giúp chẩn đoán các ca bệnh về mắt thông qua một chiếc smartphone. 

Với Portable Eye Examination Kit, các bác sĩ có thể đánh giá thị lực của bệnh nhân thông qua việc bấm liên tục vào những chữ cái nhỏ dần trên màn hình smartphone. Sau đó, sử dụng máy ảnh để kiểm tra thấu kính trong suốt nằm ở phía bên trong mắt. Và với việc gắn một ống kính đặc biệt cho máy ảnh và đèn flash, các bác sĩ có thể kiểm tra võng mạc ở phần sau của mắt và đưa ra chẩn đoán nhanh chóng và chính xác.

Điều khiển bằng giọng nói không cần chạm

Công nghệ điều khiển bằng giọng nói trên smartphone hiện nay chỉ có tác dụng khi người dùng phải chạm vào màn hình của máy, sau đó chuyển máy sang chế độ điều khiển bằng giọng nói và thực hiện câu lệnh.
Tương lai gần vào năm 2014, sẽ có những smartphone có khả năng điều khiển máy bằng giọng nói mà không cần chạm vào máy. (thậm chí máy vẫn còn trong chế độ tắt màn hình). LG sẽ sử dụng chipset Snapdragon 800 mới của Qualcomm được thiết kế với chức năng nhận lệnh bằng giọng nói. Theo đó, chipset Snapdragon 800 có khả năng "học" được một lệnh đặt trước của người dùng và khi đọc lại đúng lệnh đó, chức năng điều khiển bằng giọng nói sẽ được kích hoạt.
Theo các chuyên gia phân tích, điều khiển bằng giọng nói không cần chạm sẽ là xu hướng mới của smartphone trong năm 2014.

Công nghệ tăng lực cho pin

Thời lượng sử dụng pin lâu dài hơn vẫn là bài toán hóc búa cho các nhà sản xuất smartphone. Đây là công nghệ hoàn toàn mới - Graphic RAM (GRAM) đã chạy trên chiếc G2 của LG. Công nghệ GRAM giảm mức ngốn năng lượng tiêu thụ của màn hình lên tới 26% trên một khung hình và tăng tổng thời lượng pin của thiết bị lên khoảng 10%.
GRAM tích hợp một bộ nhớ cache vào màn hình, được sử dụng cho việc hiển thị cùng một khung hình, lặp đi lặp lại mà không cần có sự điều khiển của GPU. Khi CPU và GPU nhận thấy không có gì thay đổi trong tín hiệu hiển thị phải gửi tới màn hình, các bộ phận này có thể được tạm nghỉ, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng sử dụng của thiết bị.
GPU thường gửi những tín hiệu video tới màn hình một cách liên tục theo một tốc độ cố định. Tốc độ này được gọi là tần số mành (Refresh Rate), và ít nhất là 60Hz. Nghĩa là GPU gửi nội dung hiển thị tới màn hình 60 lần/giây, thậm chí ngay cả khi hình ảnh không thay đổi. Ý tưởng phía sau PSR này là sẽ cắt nguồn cấp tới GPU và những mạch điện liên quan khi hiển thị khung hình tĩnh. Ví dụ khi bạn đọc file PDF , khung hình hiển thị đã nằm trong bộ nhớ Video (bộ đệm khung hình) để lưu trữ nội dung của lần cập nhật mới nhất (Refresh), máy tính sẽ tắt tất cả mạch video, và màn hình hiển thị sẽ lặp lại liên tục nội dung đã có trong bộ đệm khung hình và chỉ thay đổi khi lại có nội dung mới được cập nhật, ví dụ như lúc cuộn tài liệu để đọc.

Camera xoay 206 độ

Trên thị trường di động hiện nay, smartphone đều phân ra camera trước và camera sau, hơn nữa độ phân giải của camera trước lúc nào cũng thấp hơn camera, ảnh hưởng lớn đến chất lượng ảnh tự chụp. Chiếc smartphone OPPO N1 đã trở thành chiếc điện thoại đầu tiên hợp nhất camera trước và camera sau trên N1, tạo nên khả năng camera xoay 206 độ “tự do dừng”. Với sự sáng tạo này, người dùng tiện lợi hơn trong việc chọn cảnh và nhiều góc độ chụp khác nhau, trong phạm vi góc nhìn cho phép. Máy còn hỗ trợ tốt việc xem trước hình ảnh trên màn hình điện thoại, dễ dàng thay đổi góc chụp trên cùng một góc độ màn hình, thu được cảm giác trải nghiệm sáng tạo với việc chụp ảnh, đặc biệt là chất lượng ảnh tự chụp cao hơn nhiều.

Tính năng quay chậm 


Ứng dụng có khả năng quay video tốc độ cao 120 khung hình mỗi giây để tạo ra các đoạn phim slow-motion cũng là tiện ích đã có ở một vài smartphone. Tuy nhiên, nhiều người dụng vẫn xa lạ với chức năng này. Gần đây, khi chiếc iPhone 5S mới toanh ra mắt thì công cụ này lại được biết tới và sử dụng nhiều hơn. Với việc đưa tính năng quay video 120 fps, đặc biệt là tính năng quay chậm vào smartphone, iPhone 5S có thể vượt mặt Galaxy S4 riêng trong tính năng máy ảnh. 

Linh Linh

TIN LIÊN QUAN