Những điều cần tránh khi điện thoại rơi xuống nước
Nhiều người khuyên nên cho điện thoại dính nước vào tủ lạnh vì lý do tủ lạnh làm mát bằng cách rút hơi ẩm ra. Trên thực tế, điều này là không nên vì hầu hết các tủ lạnh hiện đại đều là loại tự động có khả năng điều chỉnh, giữ ẩm … nên có thể làm hỏng mạch điện thoại của bạn.
Độ lạnh cao trong ngăn đá sẽ làm hỏng màn hình LCD trong điện thoại của bạn nên đây là điều tuyệt đối không làm bất kể bạn có đọc được lời khuyên này ở đâu.
Nhiều người quen dùng máy sấy để làm khô các đồ vật bị ướt và với họ, điện thoại di động cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đây cũng là điều không nên làm bởi luồng khi mạnh thổi ra từ máy sấy sẽ đẩy nước vào sâu hơn trong điện thoại và làm hỏng hóc thêm các thành phần, linh kiện điện tử bên trong điện thoại bị dính nước.
Bất kể khi định thử một phương pháp cứu chữa nào, bạn cần nhớ tháo pin ra trước tiên – đặc biệt là đối với các giải pháp liên quan tới nhiệt độ cao. Các loại pin Lithium (nhất là Lithium-Ion) rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ phát nổ khi quá nóng gây hỏng hóc tăng cường và thậm chí gây hại đối với người dùng.
Mặc dù cũng làm lạnh hoặc làm nóng nhưng các loại máy thổi đá (có thể kết hợp sưởi) lại dùng hơi ẩm để truyền nhiệt hoặc hơi mát, chính vì thế đặt điện thoại trước máy thổi cũng đồng nghĩa với việc bạn quẳng nó xuống nước. Độ ẩm trong máy tăng nhanh sẽ khiến màn hình bị mờ và mạch rỉ sét.
Đây là một điều cũng được nhiều website đề cập. Cụ thể hơn, có những lời khuyên đại loại như để máy trong lò vi sóng và để mức nhiệt thấp. Điều này thực sự nguy hiểm bởi trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ không những không cứu được điện thoại mà còn phá hỏng luôn cả lò vi sóng.
Sương đọng trên màn hình cho thấy bên trong điện thoại vẫn còn hơi ẩm. Nếu điều này xảy ra, bạn không nên thử vận may bằng cách lắp pin hay cắm sạc. Thay vào đó, bạn hãy để máy ở nơi khô ráo thêm 2-3 ngày, nếu sau 2-3 ngày mà hơi ẩm vẫn không hết, bạn nên để tối thiểu thêm 24 tiếng nữa trước khi bật thử lại.
Nguyễn Thúc Hoàng Linh