Quản lý thuế các buổi livestream bán hàng như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho hay, khi thực hiện livestream bán hàng trên mạng, tức là hoạt động này đã phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập. Khi đã phát sinh doanh thu và thu nhập thì phải chịu sự điều chỉnh của các luật thuế, sắc thuế cũng như chịu sự quản lý giám sát của cơ quan thuế.
- Nguy cơ pháp lý từ việc Livestream đòi nợ trên mạng xã hội
- Triệt phá cơ sở livestream hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chốt hàng nghìn đơn mỗi ngày trên Facebook
- Livestream chia sẻ cách giúp doanh nghiệp vượt suy thoái kinh tế
- Livestream cờ bạc trên TikTok là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử lý hình sự
- Livestream bán hàng: Sáng tạo mới dựa trên giá trị truyền thống
- Các nhà mạng chuẩn bị tốt cho khách livestream tại thời điểm giao thừa
- Các chuyên gia nói gì về phiên livestream 75 tỉ đồng?
- Livestream bán hàng trực tuyến: Đầu ra cho doanh nghiệp
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Chiều 01/6, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội tháng 5/2024 và 5 tháng đầu năm, liên quan đến việc quản lý chống thất thu thuế đối với những buổi livestream bán hàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hoạt động livestream bán hàng trên mạng có phát sinh doanh thu và có thể phát sinh thu nhập.
Khi đã hoạt động kinh tế, thương mại như vậy, phát sinh doanh thu, phát sinh thu nhập phải chịu sự điều chỉnh của các quy định của Luật Thuế và các sắc thuế, phải chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan thuế.
Đối với hoạt động thương mại điện tử nói chung hay hoạt động livestream bán hàng trên mạng, hiện nay Bộ Tài chính đang thực hiện quản lý và giám sát theo hai sắc thuế:
Nếu là cá nhân thực hiện hoạt động này, có phát sinh doanh thu và phát sinh thu nhập thì sẽ phải chịu thuế đối với thu nhập của bản thân mình điều chỉnh bởi Luật Thuế thu nhập cá nhân. Bộ Tài chính thực hiện quản lý thuế và thu thuế đối với các hoạt động này theo sắc thuế này.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi (Ảnh: VGP)
Đối với trường hợp các hộ kinh doanh gia đình thực hiện các hoạt động bán hàng này và có phát sinh doanh thu thì Bộ Tài chính thực hiện quản lý và thu thuế theo quy định liên quan đến quản lý đối với hộ kinh doanh. Nếu hộ khoán thì nằm trong mức khoán thu thuế, nếu hộ có kê khai thì thực hiện theo hoạt động kê khai về thuế.
Vì đây cũng là hoạt động trong quá trình phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử nên gần đây có sự phát triển. Cơ quan thuế truyền thông rất nhiều đến tất cả những đối tượng tham gia hoạt động này để họ hiểu rõ các quy định về thuế và tự giác tiến hành kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, các cơ quan thuế cũng tiến hành giám sát và kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh này của các cá nhân và hộ kinh doanh.
Thứ trưởng Bộ Tài chính đã chia sẻ một số số liệu trong 2 năm gần nhất liên quan đến quản lý thuế từ các tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, trong đó bao gồm livestream bán hàng. Năm 2022, doanh thu quản lý thuế là 3,1 triệu tỷ đồng và số thuế đã nộp là 83.000 tỷ đồng.
Năm 2023, doanh thu quản lý là 3,5 triệu tỷ đồng và số thuế đã thu khoảng 97.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, kết quả thanh tra xử lý vi phạm trong 3 năm 2021, 2022, 2023, các tổ chức cá nhân đưa vào rà soát 31.570 đối tượng, bao gồm cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Chúng tôi đã xử lý vi phạm 22.159 trường hợp, số thuế thu tăng thêm gần 3.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi mong rằng các cơ quan truyền thông của chúng ta tăng cường phối hợp với cơ quan thuế truyền thông các quy định về quản lý thuế tới các đối tượng để họ chủ động thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế, không còn trường hợp nào vi phạm phải kiểm tra, xử lý như trong thời gian vừa qua.
Theo Tạp chí Thương trường
https://thuongtruong.com.vn/news/quan-ly-thue-cac-buoi-livestream-ban-hang-nhu-the-nao-122089.html