Tại sao nên và không nên nâng cấp lên Windows 8?
Windows 8 là nền tảng hệ điều hành được nhiều người sử dụng rất quan tâm bởi đây là một bản nâng cấp toàn diện nhất. Nhưng nhiều dấu hỏi đặt ra là liệu nâng cấp lên phiên bản mới bạn sẽ được lợi gì, và đi kèm với đó là những nhược điểm nào mà bạn sẽ phải đối diện. Hy vọng nhưng thông tin dưới đây sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn tốt nhất về nền tảng mới để có quyết định chính xác nhất cho mình.
Lý do nên nâng cấp lên Windows 8
Màn hình Start hiện đại
Màn hình Start có trong phiên bản hệ điều hành mới được cho là khá lạ lẫm với nhiều người. Màn hình Start mới có thiết kế bằng phẳng chứ không phải là thứ bậc như trước đây (truy cập đến ứng dụng thông qua nhiều đường dẫn khác nhau), đáp ứng chuẩn “một cửa”, đơn giản hóa trong thiết kế và dễ dàng di chuyển. Cho dù bạn sử dụng màn hình cảm ứng, touchpad hoặc scrollwheel, mọi thứ đều cần phải khởi động và quản lý sao cho dễ dàng nhất. Và nếu cần trở lại menu Start cũ, bạn có thể bấm phải chuột vào phần dưới bên trái màn hình Start mới
Nhiều cải tiến nhỏ liên quan đến giao diện desktop giúp người dùng có thể thực hiện nhiều tác vụ và tính toán dễ dàng hơn. Bạn có thể vào menu File trong File Manager để xem danh sách các địa điểm thường xuyên của hệ thống. Nhấp vào trình đơn Home để nhận được một pop-up hiện ra với các lệnh thường sử dụng. Nếu cần Control Panel, bạn di chuyển con trỏ chuột đến phía dưới bên trái và nhấp chuột phải, hoặc Windows+X, và menu Start đơn giản sẽ xuất hiện để thực hiện các lệnh cần thiết.
Nếu không tìm thấy một ứng dụng bằng cách trỏ và nhấp chuột, bạn chỉ cần gõ tên của nó sẽ tìm thấy chúng thông qua công cụ tìm kiếm.
Under the hood
Là cải tiến lớn nhất đối với Windows 8, hệ thống sẽ sử dụng DirectX để làm cho tất cả văn bản và cửa sổ hoạt động mượt mà, đáp ứng nhiều hơn khi bạn di chuyển giữa các cửa sổ hoặc màn hình Start. Internet Explorer 10 và Microsoft Office 2013 sẽ nhanh hơn. Các hệ thống đồ họa phụ cũng cung cấp khả năng tăng tốc xử lý 3D trên tablet Windows 8.
Khả năng in ấn và xử lý máy in tốt hơn nhờ và công nghệ in ấn mới được tích hợp. Thay vì phải theo dõi hàng nghìn trình điều khiển máy in cá nhân, Windows 8 có thể sử dụng trình điều khiển duy nhất để hỗ trợ nhiều máy in tương tự, Ngoài ra, giao diện người dùng hỗ trợ quản lý in ấn và các tính năng máy in đơn giản và trực quan hơn so với Windows 7.
Không gian lưu trữ cho phép người dùng tạo ra không gian lưu trữ dự phòng cho nhiều ổ đĩa có kích thước khác nhau, có thể gắn vào giao diện khác nhau và bổ sung chức năng bảo vệ dữ liệu. File History, một tính năng liên quan đến lưu trữ làm hoạt động sao lưu đơn giản và dễ dàng hơn để thực hiện.
Các cải tiến khác cũng đáng quan tâm, bao gồm Refresh gần như làm sạch hệ thống (giữ lại các tập tin và cài đặt), hay ngược lại là Reset làm sạch hệ thống. Hơn nữa, nếu bạn sẵn sàng để làm việc với dấu nhắc dòng lệnh, bạn có thể tùy chỉnh điều này.
Khả năng cảm ứng
Windows 8 hỗ trợ cảm ứng 10 điểm ngón tay, người dùng máy tính có thể nhớ đến nỗ lực của Microsoft với Tablet PC cồng kềnh ngày xưa, nhưng Windows 8 là phiên bản hoàn toàn khác về khả năng cảm ứng.
Tạo ra một hệ sinh thái chung
Một hệ sinh thái ứng dụng sẽ chạy trên PC, tablet và ngay cả smartphone, điều này giúp người dùng có thể điều hướng công việc thông qua điện thoại hoặc tablet, giống như cách mà bạn thường làm trên laptop hoặc PC giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Lý do không nên nâng cấp lên Windows 8
Thực tế cho thấy Windows 8 không thiếu đi những nhược điểm tác động đến suy nghĩ có hay không nên nâng cấp hệ điều hành mới. Màn hình Start không có giao diện cửa sổ truyền thống mà dựa trên giao diện Metro. Bạn có thể hiển thị 2 chương trình gần nhau với điều kiện màn hình của bạn có độ phân giải thấp hơn 1366 x 768 pixle.
Việc thiếu cửa sổ thực tế không phải là điều tồi tệ nhất, bạn vẫn có thể tổ chức trang Start bằng cách kéo các ứng dụng của mình, phát nội dung đa phương tiện và nhóm các tiện ích riêng. Bạn có thể sắp xếp các chương trình mà mình phân cấp như trên một ổ đĩa cứng và menu phụ trên menu Start. Thay vào đó, bạn phải chấp nhận một sự sắp xếp, nơi tất cả mọi thứ được hiển thị lên phía trước.
Windows 8 vẫn giữ giao diện người dùng cũ mà bây giờ được gọi là giao diện Desktop truyền thống nhưng trong hình thức kém hấp dẫn. Bạn không thể sử dụng Desktop như giao diện mặc định của mình, không thể khởi động vào nó trực tiếp hoặc đóng Windows từ đây. Mặt khác, bạn có thể quản lý các tập tin trong giao diện Desktop này. Thậm chí còn tệ hơn, Microsoft đã loại bỏ trình đơn Start, ngoại trừ cho một phiên bản cắt giảm được xem như là lựa chọn đơn giản hóa nhất. Được giới thiệu trong Windows 95 và cải thiện nhiều lần kể từ khi xuất hiện, menu Start đã phát triển thành một tác phẩm tuyệt vời của sự thuận tiện.
Windows 8 cũng mang đến 2 phiên bản của Internet Explorer cho từng môi trường là giao diện Desktop truyền thống và Modern, điều này ít nhiều sẽ hạn chế khả năng làm việc của người dùng.
Không chỉ có vậy, với nền tảng hệ điều hành mới tốt nhất là bạn nên tiến hành cấu hình theo cách thức của riêng mình để có thể tự do quyết định những tiêu chuẩn tạo ra sự thay đổi hoặc bạn nên có tùy chọn gắn bó với giao diện mà mình ưa thích.
Rõ ràng với những thông tin trên, bạn có thể chọn nhiều con đường để đi. Nếu bạn chấp nhận một số yếu kém trong phiên bản mới, bạn có thể tải về và cài đặt ngay từ bây giờ, đặc biệt với những ai đang sử dụng Windows cũ có thể nâng cấp với giá khuyến mại hấp dẫn. Còn nếu không, bạn có thể vẫn cứ gắn bó với Windows 7 miễn là bạn có thể bởi đây đang là nền tảng hoạt động khá ổn định. Bạn có thể chợi đợi sự xuất hiện của Windows 9 hoặc Windows 8 SP1, khi mà Microsoft đã sửa chữa tất cả mọi thứ. Một khi Microsoft vẫn chưa khắc phục được tình hình này, bạn có thể nghĩ sang Linux hay Mac OS của Apple.
Nguyễn Thị Thùy Linh