Thách thức pháp luật, sản phẩm Ovisure Gold "nổ" quảng cáo như thuốc chữa bệnh?

14:06, 15/10/2024

Tin tưởng vào lời tư vấn "đường mật”, bệnh nhân H.T.T (sinh năm 1962, quê Bắc Giang) đã tiêu tốn gần 14 triệu đồng vào vào 6 liệu trình sử dụng Sữa hạt xương khớp OVISURE GOLD nhưng, bệnh vẫn không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn.

Đầu tư hàng chục tỷ đồng/1 tháng để quảng cáo thổi phồng công dụng

Phản ánh đến cơ quan báo chí về việc CTCP dược mỹ phẩm GALIEN tư vấn sử dụng “Sữa hạt xương khớp OVISURE GOLD” có thể chữa khỏi được bệnh xương khớp. Bà H.T.T, (sinh năm 1962, quê Bắc Giang) cho biết đã tin tưởng vào lời tư vấn mà mua 01 liệu trình 3 hộp sữa với giá 2.300.000 đồng.

Tuy nhiên, sau khi sử dụng hết 06 liệu trình bệnh xương khớp của bà T không những không thuyên giảm mà càng nghiêm trọng hơn, hiện giờ không thể đi lại được do không kịp thời dùng thuốc đặc trị mà tin dùng sữa chữa bệnh xương khớp của công ty này.

Thực phẩm bổ sung Ovisure Gold vẫn ngang nhiên quảng cáo như thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội

Tin lời quảng cáo, người tiêu dùng sử dụng hết 6 liệu trình nhưng bệnh xương khớp vẫn không giảm.

“Qua tìm hiểu thông tin tôi được biết Công ty CP dược mỹ phẩm GALIEN là một “Tổ chức lừa đảo”  chuyên sản xuất hàng giả, kém chất lượng sau đó bán giá cao để chiếm đoạt tiền của những người bị bệnh xương khớp, tiểu đường” - Bà T cho biết.

Theo bà T, nhóm đối tượng thuộc CTCP dược mỹ phẩm GALIEN Nhóm thuê các nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng như: MC Quyền Linh, Tuấn Tú, nghệ sỹ Cát Tường và một số chuyên gia dịnh dưỡng có ảnh hưởng với công chúng, cho tiền những người dân sử dụng sữa để thồi phồng công dụng của sản phẩm như là thần được chữa bệnh cho bệnh nhân bị bệnh xương khớp, tiểu đường, từ đó tạo niềm tin cho người dân chấp nhận mua sản phẩm với giá cao "cắt cổ”.

Cụ thể, tại website: https://www.ovisuregold.com/ đã đăng: Sản phẩm là số 1. Khi sử dụng lưng không còn bị đau, không ốm vặt; các triệu trứng đau đầu, ù tai đã không còn. Dòng sản phẩm hạt dành cho xương khớp nhập khẩu từ Mỹ... Nhóm đối tượng này đã đầu tư số tiền quảng cáo lên đến hàng chục tỷ đồng/1 tháng để quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm, sau đó sử dụng công nghệ cao lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Google, Youtobe, tiktok... để người bệnh nhầm tưởng là sữa có thể chữa được bệnh xương khớp, tiểu đường. Hiện tại, https://www.ovisuregold.com/ đã không còn truy cập được.

Liên tục đăng tải lời nói, hình ảnh của nghệ sĩ, người nổi tiếng để tạo lòng tin của người tiêu dùng.

Để thực hiện hành vi này, nhóm đối tượng này sử dụng thủ đoạn mua thông tin cá nhân, số điện thoại liên hệ của các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện chủ yếu là những người cao tuổi đang bị các bệnh về xương khớp, tiểu đường hành hạ.

Sau đó, trên cơ sở thông tin đã thu thập được, nhóm đối tượng tô chức các sàn tư vấn sản phẩm (mỗi sản khoảng 500 -1000 nhân viên chăm sóc khách hàng, gọi là tele sale) có nhiệm vụ gọi là gọi điện đến bệnh nhân bị bệnh hoặc livetream trực tiếp mời chào,…

Ghi nhận thực tế của phóng viên tại một số websit hay nền tảng mạng xã hội như Facebook; TikTok, Youtube,... sản phẩm này lại được quảng cáo là “sữa hạt” và được “nhập khẩu từ Mỹ”, quảng cáo bằng cái tên mỹ miều là “Sữa hạt xương khớp OVISURE GOLD". Nhiều công dụng như hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp, giảm đau, khắc phục được viêm khớp, tê bì chân tay… Khi uống 2 ly mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đau nhức xương khớp, tái tạo mô sụn, tăng sức đề kháng, bảo vệ tim mạch…. khiến cho nhiều người tiêu dùng và bệnh nhân hiểu nhầm.

Các video trên mạng xã hội liên tục đăng tải lời nói, hình ảnh của nghệ sĩ người nổi tiếng, nhất là hỉnh ảnh của nghệ sĩ Quyền Linh quảng cáo sản phẩm có công dụng thần kỳ: “Nó là dòng sữa hạt mà dường như là trên thị trường bây giờ chưa có dòng sản phẩm sữa hạt nào mà nó tốt cho sức khỏe nền tảng, trí não, tim mạch, xương khớp và đặc biệt là cung cấp dinh dưỡng cho người tiểu đường, hơn nữa sữa dễ uống hơn sữa bò”…

Các video, bài viết quảng cáo trên mạng xã hội liên tục đăng tải lời nói, hình ảnh của nghệ sĩ, người nổi tiếng khiến người tiêu dùng không biết đâu là thật.

Trên thực tế, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay thực phẩm chức năng chỉ mang tính hỗ trợ. Vì thế, tất cả những quảng cáo về công dụng thần kỳ, gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh đều là những quảng cáo vi phạm quy định.

Việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, nghệ sĩ, người nổi tiếng, hoặc logo các đài truyền hình để lồng ghép nội dung quảng cáo nhằm tạo niềm tin, đánh lừa người tiêu dùng gần như lừa dối người tiêu dùng về công dụng của các sản phẩm…, thậm chí có sản phẩm quảng cáo phải dùng vài tháng mới thấy tác dụng, chính thời gian này đã cướp mất cơ hội được chữa bệnh kịp thời của bệnh nhân, rất nguy hiểm.

Không chịu trách nhiệm nội dung quảng cáo trên mạng xã hội

Liên quan đến nội dung này, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội) đã có văn bản cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm thực phẩm OVISURE GOLD.

Cụ thể, năm 2024, Chi cục đã ban hành quyết định và tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm Galien tại số nhà 7, ngách 207/7/6, phố Bùi Xương Trạch. Tại thời điểm kiểm tra Công ty đã xuất trình Giấy đăng ký kinh doanh, bản tự công bố sản phẩm Ovisure Gold, hợp đồng gia công sản phẩm với Công ty CP Thương mại và sản xuất Nature Made; hóa đơn nhập và xuất bán sản phẩm từ ngày 01/01/2024 đến thời điểm kiểm tra.

Về nội dung quảng cáo thực phẩm, văn bản của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nêu rõ: Đại điện công ty báo cáo chỉ sử dụng duy nhất 01 website để đăng tải thông tin về sản phẩm để bán hàng dưới dạng thương mại điện tử trên trang http://ovisuregold.vn//; Công ty cam kết không quảng cáo sản phẩm dưới bất kỳ hình thức nào khác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về báo cáo trên. Đoàn kiểm tra đã kiểm tra website https://ovisuregold.vn có hình ảnh sản phẩm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm phù hợp theo nội dung của bản tự công bố.

Thực phẩm bổ sung Ovisure Gold vẫn ngang nhiên quảng cáo như thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội

Văn bản cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm thực phẩm OVISURE GOLD của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội).

Như vậy, theo nội dung văn bản cung cấp thông tin của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế Hà Nội), thì có thể hiểu rằng toàn bộ những quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội đều không phải của Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm Galien và công ty này không chịu bất kỳ trách nhiệm gì về những quảng cáo này.

Trước sự việc này, một số người dân có ý kiến cho rằng đây là hành vi “lách luật” coi thường pháp luật và sức khỏe của người tiêu dùng, thách thức pháp luật khi chối bay, không thừa nhận nội dung quảng cáo trên mạng xã hội.

Việc quảng cáo "thổi phồng" về công dụng cũng như nguồn gốc sản phẩm đã gây ra những hiểu lầm về chất lượng cũng như hiệu quả của sản phẩm, gây ra sự nhiễu loạn thông tin cho người tiêu dùng, đánh đồng giữa 2 khái niệm “thực phẩm bổ sung - sữa”. Khiến người tiêu dùng nhầm tưởng rằng sữa có thể chữa bệnh xương khớp, gây thiệt hại, ảnh hưởng sức khỏe và kinh tế cho khách hàng, đơn cử như bà H.T.T đã có phản ánh như đề cập ở trên.

Việc sử dụng hình ảnh, bài viết của nhân viên y tế hoặc bài viết, phản hồi của người tiêu dùng nhằm ám chỉ thực phẩm là thuốc chữa bệnh hoặc có công dụng như thuốc chữa bệnh, là trái quy định pháp luật.

Theo dữ liệu của Thương Trường, trước đó (hồi cuối tháng 5/2022), Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP dược mỹ phẩm GALIEN số tiền 50 triệu đồng do vi phạm quảng cáo.

Từ đó có thể thấy, CTCP dược mỹ phẩm Galien là đơn vị đã có tiền lệ về vi phạm quảng cáo sản phẩm. Dư luận đặt câu hỏi phải chăng công tác thanh, kiểm tra của cơ quan chức năng còn những lỗ hổng, mức xử phạt liệu đã đủ sức răn đe? Việc quảng cáo thổi phồng, sai sự thật trên mạng xã hội có bị bỏ mặc hay được cơ quan chức năng quản lý như thế nào?

Trong khi chờ đợi động thái của cơ quan chức năng, người tiêu dùng cần cảnh giác, tỉnh táo để nhận diện những quảng cáo thổi phồng sản phẩm có công dụng thần kỳ, như thuốc chữa bệnh trên mạng xã hội, tránh tình trạng 'tiền mất, tật mang'.

Quy định về đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm

Theo Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo còn phải tuân thủ các quy định sau:

1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo cới cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

2. Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức xử phạt hành chính

Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP thì phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hình sự theo Điều 197 Bộ Luật Hình sự 2015 về tội quảng cáo gian dối với mức phạt như sau:

- Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.