Việt Nam nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0
Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế với nền kinh tế tăng trưởng ổn định, chính sách hội nhập, hợp tác sâu rộng và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá nền kinh tế Việt Nam có mức độ cải thiện điểm số và tăng hạng tốt nhấ ttoàn cầu. Đây là tín hiệu tốt cho thấy các yếu tố tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng dài hạn và nâng cao thu nhập của người dân Việt Nam trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Các Nghị quyết vẫn tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), về năng lực đổi mới sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (UN). Theo đó, Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu. Trong hai năm 2015-2016 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (Global Competitiveness Index 4.0 - GCI 4.0) được xác định dựa trên một tập hợp mới các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chỉ số này đánh giá các yếu tố quyết định mức độ năng suất của một quốc gia - động lực quan trọng nhất để cải thiện mức sống trong dài hạn. GCI 4.0 được đo lường theo 12 động lực (trụ cột) của năng suất; đánh giá được các nội dung quan trọng như nguồn nhân lực, mức độ sáng tạo, đổi mới, mức độ kháng cự với các cú sốc bên ngoài và sự nhạy bén của một quốc gia. Những nội dung này được thể hiện qua các yếu tố quan trọng mới khác (ví dụ như: văn hoá doanh nhân, doanh nghiệp có ý tưởng đột phá, sự phối hợp của nhiều bên liên quan, tư duy phản biện, niềm tin của xã hội,…), bên cạnh những yếu tố truyền thống (như ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, quyền tài sản,...
Nỗ lực của Chính phủ
Thập kỉ đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đã đạt được nhiều thành tựu, kinh tế tăng trưởng khá. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn bọc lộ nhiều hạn chế, yếu kém và đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng ở mức thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, thậm chí ở mức trung bình thấp so với các nước ASEAN. Chính vì vậy, từ năm 2014 tới nay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 19 qua các năm nhằm tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia ở những năm tiếp theo.
Các Nghị quyết vẫn tiếp tục bám sát các tiêu chí đánh giá về môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 trên 6 chỉ tiêu môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 đề ra mục tiêu đến hết năm 2015 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên 10 chỉ tiêu. Trong hai năm 2015-2016 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm. Năm 2018, kiên định các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết 19-2016/NQ- CP và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4 (Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan). Tiếp nối các Nghị quyết 19, đầu năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 tiếp tục chủ trương nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB, WEF, WIPO, UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, tiếp tục phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4. Một trong những mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết 02 năm 2019 là Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI4.0 của WEF tăng từ 5-10 bậc, riêng năm 2019 tăng từ 3-5 bậc; trong đó, nâng xếp hạng nhóm chỉ số Ứng dụng công nghệ thông tin (trụ cột 3) lên từ 20 đến 25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.
Thành tựu đáng ghi nhận
Sau 5 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta liên tục được cải thiện. Năm 2017, các bộ, ngành và địa phương đã tích cực và quyết liệt hơn trong thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đã đạt được những kết quả tích cực; năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc (từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế); đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế. Đó là những thứ hạng cao nhất mà Việt Nam đã đạt được tính đến thời điểm đó.
Năm 2019 vừa qua, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã ghi nhận sự bứt phá vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh căng thẳng chính trị và thương mại khiến nền kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và có xu hướng tăng trưởng chậm lại thì Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng. WEF đánh giá Việt Nam là quốc gia có mức tăng cao nhất thế giới trong năm 2019 và đang thu hút mạnh mẽ nguồn lực đầu tư nước ngoài để thở thành một trung tâm thương mại của khu vực. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Việt Nam đã tăng thêm 3,5 điểm thành 61,5 điểm (cao hơn mức trung bình toàn cầu 60,7 điểm) và tăng 10 bậc, đứng ở vị trí 67 trong 141 nền kinh tế trên thế giới. Theo đó, tại các hạng mục chính, xếp hạng cao nhất của Việt Nam là thứ 26 về chỉ số Market Size (Quy mô thị trường); các chỉ số còn lại giao động từ hạng 41 đến hạng 93. Do nằm trong nhóm có nguy cơ khủng bố và làm phát thấp nhất thế giới nên chỉ số thành phần của hai hạng mục này Việt Nam đều đạt tối đa 100 điểm. Trong 12 trụ cột của Báo cáo, trụ cột Sức khỏe được đánh giá cao nhất với 81 điểm, xếp thứ 71; thấp nhất là Năng lực sáng tạo với 37 điểm, đứng thứ 76 dù đã có cải thiện so với năm trước đó. Tính về mức tăng hạng, Trụ cột Ứng dụng Công nghệ thông tin tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất với mức tăng từ 43,3 điểm lên 69,0 điểm và từ vị trí thứ 95 lên vị trí 41. Trong đó, tất cả các chỉ số thành phần trong trụ cột này đều tăng điểm, tăng hạng như: Thuê bao Internet cáp quang, Thuê bao di động, Thuê bao di động băng thông rộng, Số người sử dụng internet, Thuê bao internet băng thông rộng cố định. Có thể nói, việc cải thiện các chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đến nay đã phần nào cho thấy sự nỗ lực và hiệu quả từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ 4.0. Cùng với tinh thần đoàn kết, sự chung tay vào cuộc của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cùng các doanh nghiệp và người dân, tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục vươn cao và khẳng định vị thế của một quốc gia bắt kịp thời đại mới và công nghệ mới.
Hữu Ích