Yếu tố then chốt để phát triển bền vững là chuyển dịch năng lượng
Chuyển dịch năng lượng đóng vai trò then chốt, mang tính quyết định trong cuộc chiến toàn cầu về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam về ngừng phát thải carbon vào năm 2050.
- Chuyển dịch năng lượng là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế
- Ưu tiên các dự án kết nối liên vùng, hạ tầng năng lượng tái tạo
- Công nghệ hiện đại biến chất thải phóng xạ thành năng lượng sạch và thuốc chữa ung thư
- Nhu cầu AI gây căng thẳng cho nguồn năng lượng, Singapore thúc đẩy trung tâm dữ liệu xanh
- Trí tuệ nhân tạo AI thông minh thật, nhưng cũng có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu
- Fecon tìm đối tác Nhật cho mảng năng lượng tái tạo
- Chip dựa trên ánh sáng giúp giảm cơn khát năng lượng của AI
- Tiền Giang: Thí điểm hoạt động đối với xe bốn bánh chạy bằng năng lượng điện
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Chiều 27/6, Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo – Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Công thương Hà Nội và Chương trình Hỗ trợ Năng lượng GIZ tổ chức Diễn đàn “Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam 2024” trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ Năng lượng – Môi trường Hà Nội 2024.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (Bộ KH&CN) cho biết, theo dự báo, sản lượng tiêu thụ điện của Việt Nam năm 2024 tăng khoảng 15%; nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng khoảng 8-10%/năm trong những năm tới. Bên cạnh việc triển khai các giải pháp đồng bộ, tối ưu hóa về nguồn cung, các hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng hiện có, việc đầu tư, phát triển các giải pháp năng lượng mới cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam.
Do đó, chuyển dịch năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu để đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách quan trọng để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp có tính xuyên suốt trong quá trình.
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010 là một bước ngoặt, định hướng tăng cường đầu tư và áp dụng các hình thức huy động nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Thanh Nga
Cùng với đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ quan điểm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường là quốc sách quan trọng và trách nhiệm của toàn xã hội. Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 2/10/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động để cụ thể hóa các mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết số 55-NQ/TW, Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, đặt mục tiêu ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Theo đó, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung sẽ đạt khoảng 30-39% vào năm 2030 và thậm chí là 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 11/5/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 xác định phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển, ứng dụng công nghệ giai đoạn tới, trong đó “Nghiên cứu ứng dụng, làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghệ tích trữ năng lượng tiên tiến, pin nhiên liệu,…”
Những nỗ lực này không chỉ hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dịch năng lượng
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các nguồn năng lượng sạch, xanh và bền vững, Việt Nam cũng đang dần khẳng định vị thế, trách nhiệm của mình trong việc phát triển năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện còn tương đối hạn chế mặc dù tiềm năng rất lớn.
Nguyên nhân đến từ một số rào cản chính như: Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng chưa được khai thác tối ưu do chính sách, tài chính cũng như năng lực chuyên môn; khả năng nối lưới của các dự án năng lượng và tính ổn định của hệ thống chuyển tải điện cần được cải thiện; chi phí đầu tư cao hơn mức trung bình do giá công nghệ và dịch vụ còn cao,…
Bên cạnh đó, mặc dù công nghệ là yếu tố đóng vai trò trung tâm trong chuyển dịch năng lượng, song trình độ công nghệ trong một số lĩnh vực thuộc ngành năng lượng chậm được nâng cao, việc nội địa hóa và hỗ trợ thị trường từ các dự án trong ngành năng lượng cho hàng hoá cơ khí chế tạo sản xuất trong nước còn hạn chế.
Các đại biểu tham gia trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: Thanh Nga
Giải pháp nào để thành công trong chuyển dịch năng lượng
Chia sẻ về những giải pháp đưa thành phố Hà Nội hướng tới là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về chuyển dịch năng lượng, phát triển bền vững, ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.Hà Nội cho biết: Trong thời gian qua Sở Công thương Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các Cục, Vụ thuộc Bộ Công thương triển khai hiệu quả Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Quốc gia về Quản lý nhu cầu điện và Kế hoạch Phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố với nhiều giải pháp đã được triển khai một cách đồng bộ để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng.
Theo đó, năm 2024, toàn Thành phố phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% – 1,8% so với dự báo nhu cầu, trong đó tiết kiệm điện đạt 2,2% tổng điện năng tiêu thụ và 5% đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo tăng thêm khoảng 67MW từ điện rác (đưa tổ máy số 3 dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn và dự án nhà máy điện rác Seraphin vào vận hành), đưa tổng nguồn năng lượng từ xử lý rác của thành phố Hà Nội đạt khoảng 129,3MW; tăng thêm khoảng 30MW điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng.
Trong đó, khuyến khích phát triển mô hình điện mặt trời tự sản tự tiêu nhằm mục đích tự dùng, giảm công suất phụ tải đỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho các nhà xưởng của doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp, các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trụ sở cơ quan ban, ngành, UBND các cấp, Công an các phường, các trạm y tế, trường học,…; khuyến khích sử dụng các sản phẩm đèn chiếu sáng có sử dụng điện năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng.
Ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng Ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ, để đạt được các yêu cầu về chuyển dịch năng lượng, trước mắt phải bảo đảm hệ thống điện vận hành một cách linh hoạt khi tỷ lệ năng lượng tái tạo hòa lưới điện tăng cao theo chỉ đạo của Chính phủ.
Do đó, ông Nguyên cho rằng, để chuyển dịch năng lượng thành công cần tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng công tác, giúp đưa ra dự báo về nhu cầu và nguồn cung cấp một cách chính xác. Ví dụ như trong lĩnh vực điện mặt trời áp mái, có thể mua dữ liệu vệ tinh để từ đó phân tích và có dự báo sát thực tế, giúp hệ thống điện vận hành linh hoạt, chủ động hơn.
Theo Tạp chí Tự động hóa ngày nay
https://vnautomate.net/yeu-to-then-chot-de-phat-trien-ben-vung-la-chuyen-dich-nang-luong.html