Ô nhiễm môi trường do ô tô gây ra tại các đô thị là đáng báo động

08:58, 17/05/2016

Tháng 3/2016, thành phố Mexico City chìm trong bầu không khí nâu đục khi mức ô nhiễm.

Mexico City nằm trên cao nguyên bị bao vây bởi một vành đai nhiều ngọn núi lửa. Vị trí địa lý đặc biệt làm bầu không khí ô nhiễm không thể thoát ra, khiến chất lượng không khí luôn là mối lo lắng cho 23 triệu cư dân thành phố.

Cuối tháng 3/2016, Mexico đã có một bước đi quyết liệt nhằm cải thiện chất lượng không khí: cấm tạm thời xe cộ đi vào thành phố tại từng thời điểm. Theo quy định có hiệu lực từ 5/4 đến 30/6, xe hơi không được vào thành phố mỗi tuần một ngày, và mỗi tháng một thứ 7.

Các xe hơi chạy đa nhiên liệu (hybrid) và xe hơi điện được miễn áp dụng, bên cạnh xe của chính quyền, giao thông công cộng và xe buýt phục vụ các trường học.

Đây không phải là chiến dịch gì mới đối với Mexico, nơi đã áp dụng các hình thức khác nhau từ gần 30 năm nay.

Mexico City cũng không phải là trung tâm đô thị đầu tiên trên thế giới áp dụng những thời gian không chạy xe hơi.

Paris, thành phố cũng bị ô nhiễm không khí, đã thử nghiệm một ngày không xe hơi hôm 27/9/2015, theo sau chương trình được nhiều người hưởng ứng của Brussels, Các Chủ Nhật Không Xe Hơi.

Thế nhưng lệnh cấm ở Mexico City không chỉ nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, mà còn nhằm cải thiện thực sự tình trạng ô nhiễm nơi đây. Hồi tháng Ba, thành phố chìm trong bầu không khí nâu đục khi mức ô nhiễm, theo chỉ số đo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, đã vượt ngưỡng 200 điểm, khiến giới chức phải ra cảnh báo đầu tiên kể từ 11 năm qua.

Thành phố đã ra lệnh cho chừng 1,1 triệu trong tổng số 4,7 triệu xe hơi, gần phân nửa trong số này là ở trung tâm thành phố, ngưng chạy trên phố, và cung cấp dịch vụ xe buýt, dịch vụ xe điện ngầm miễn phí cho mọi người.

Lệnh tạm thời cấm sử dụng xe hơi ở Mexico City và các sự kiện tương tự ở Paris và Brussels đang làm dấy lên những câu hỏi về cách thức tốt nhất để cải thiện bầu không khí nơi đô thị.

Ấn Độ, nơi người dân tại các thành phố đang phải hít thở một trong những thứ không khí tệ nhất thế giới, đã thử áp dụng một số giải pháp.

Chẳng hạn như hồi 1998, nước này đã ra quyết định chuyển việc sử dụng 1.600 chiếc xe buýt xả nhiều khói và 25.000 xe lam dùng diesel sang dùng khí đốt tự nhiên, sạch hơn.

Hồi năm ngoái, giới chức Delhi công bố một chương trình cho phép các xe có biển số chẵn hoặc lẻ chỉ được hoạt động vào những ngày nhất định trong tuần, sau khi cấm xe chạy diesel đã trên 10 năm tuổi.

Hồi đầu năm nay, trong nỗ lực nhằm giảm bớt nạn kẹt xe (và qua đó giúp giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường) bằng việc không khuyến khích sở hữu xe hơi, chính phủ Ấn Độ áp thuế 4% đối với các trường hợp mua xe mới.

Thành phố ra quy định chạy xe vào những ngày nhất định trong tuần trước khi diễn ra Thế vận hội 2008 và trước khi tổ chức cuộc diễu binh kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Cả hai lần đều đem lại những kết quả đầy kịch tính nhưng ngắn hạn. Bầu trời thành phố hôm diễu binh được đặt tên là "màu xanh duyệt binh". Ngay hôm sau, khi lệnh cấm vừa kết thúc, xe cộ túa ra trở lại và bầu trời lại xám xịt như nó vẫn từng thế.

Người dân Bắc Kinh đã có một khoảng thời gian ngắn ngủi được hưởng bầu trời xanh trong ngày diễu binh năm ngoái

Quy định nhằm hạn chế nạn kẹt xe được đưa ra ở London hồi 2003. Mức thu phí giao thông nội đô hiện nay là 11,5 bảng Anh, tăng nhiều so với mức 5 bảng hồi mới đầu, đã đem về cho thành phố hàng tỷ bảng doanh thu.

Một phần lớn từ khoản thu trên đã được đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng và cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố.

Chương trình trên cũng giúp London kiểm soát hiệu quả chất lượng không khí. Trong vòng một năm kể từ áp dụng, Sở Giao thông London nói rằng chất nitrous oxide, carbon dioxide và các hạt vật chất li ti trong không khí đã giảm bớt hơn 13%.

Vào lúc này, Mexico City, nơi bị Liên Hợp Quốc coi là thành phố ô nhiễm nhất hành tinh trong năm 1992, thời điểm mà chỉ số chất lượng không khí (AQI) của nơi này là 398 điểm, có thể chờ tới cuối tháng Sáu, tức là khi bắt đầu bước vào mùa mưa, để nhờ những cơn mưa giúp giảm nhiều hơn nữa tình trạng ô nhiễm không khí.

Thế còn nơi bạn đang ở, bạn thấy chất lượng không khí ra sao? Hãy kiểm tra mức độ lành mạnh hoặc ô nhiễm ở môi trường của bạn tại đây: bản đồ Chất lượng Không khí Thế giới, đo trực tiếp, đúng thời điểm bạn xem.

telecomit.vn theo BBC