10 công nghệ cách mạng hóa cuộc sống số (Phần I)

05:25, 19/06/2010

Mười công nghệ thế hệ mới dưới đây được đánh giá là quan trọng để có thể cách mạng hóa cuộc sống số của thế giới cũng như chính bản thân bạn hiện nay.


Game 3D
 
Có một điều thực tế là để có thể thu được hình ảnh 3D từ một màn hình 2D thì người dùng sẽ cần phải đeo một cặp kính râm hoặc nặng hơn. Điều này có nghĩa rằng việc chơi game 3D sẽ không phải là một điều thuyết phục người dùng như giao diện người dùng Multitouch mặc dù thời điểm ra mắt của những công nghệ này là gần như cùng trong một khoảng thời gian.
 

 

Người dùng sẽ cần phải có kính 3D để hỗ trợ game 3D

Điểm bất lợi của game 3D đó chính là người dùng sẽ cần một thiết bị hỗ trợ chơi game đó chính là kính 3D giống như việc thưởng thức truyền hình 3D. Ngoài ra, các nhà sản xuất trò chơi lớn vẫn chưa thực sự có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc phát triển game 3D.


Trò chơi streaming
 
Những tiến bộ siêu nhanh trong băng thông rộng không chỉ giúp tăng nhanh tốc độ tải về các trò chơi. Và theo lý thuyết, nó cũng có một tác động không nhỏ đến tương lai của các dòng trò chơi trực tuyến hoạt động dựa trên lượng băng thông rộng.
 

 

Cách thức hoạt động của một game streaming
 
Hiện nay, nhiều công ty đã theo đuổi với một số tiền đầu tư đáng kể vào công nghệ phát triển trò chơi trực tuyến streaming, lúc đó những chiếc máy tính của bạn trở thành một thiết bị chơi game quý giá để bạn có thể thưởng thức những trò chơi thế hệ mới
 
Khái niệm về trò chơi streaming rất đơn giản: tất cả dữ liệu của trò chơi được lưu trữ trên một hệ thống máy chủ trung tâm, và tất cả những gì bạn làm chỉ là nhận dữ liệu, hiển thị nó trên màn hình và gửi kết quả xử lý của mình đến hệ thống máy chủ mà thôi.
 
Ý tưởng này đã thực sự được phát triển vào một vài năm trước đây với thiết bị chơi game Phantom console, nhưng chưa được thực hiện trên các cửa hàng đặt máy này lần nào. Sau đó đến lượt OnLive (www. onlive.com), Gaikai và thậm chí là dự án của Micrsoft cũng đã lao vào thử nghiệm. Mặc dù có nhiều lý do cho rằng những trò chơi trực tuyến phát triển trên công nghệ streaming có tốc độ xử lý khá chậm trễ so với thao tác nhấn phím của bạn, khi mà tín hiệu đã đi được cả đoạn đường dài thì nhân vật của bạn mới bắt đầu di chuyển.
 
Những người ủng hộ nói rằng, ngay cả những trò chơi khủng sẽ sớm được phát triển trên công nghệ chơi game mới này. Một lý do đáng quan tâm về việc xuất hiện sớm các dịch vụ này đó chính là lãi suất của các trò chơi dành cho các nhà sản xuất là không hề nhỏ.
 

Bởi một lý do quan trọng, một nội dung trò chơi không được lưu trữ trên máy tính của bạn tất nhiên sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ thống, hấp dẫn hơn với người dùng, tạo sự trao đổi giữa nhiều người với nhau. Tuy nhiên, trước mắt thì một số trò chơi như Quake Live cần sự kết hợp giữa sức mạnh của bộ vi xử lý với tốc độ truyền tải. Microsoft cũng đang trên đường để ra mắt những trò game hứa hẹn thu được nhiều thành công hơn so với con đường phát triển dựa trên nền tảng “đám mây” như hiện nay.


Bộ vi xử lý 6 lõi
 
Bạn sẽ không phải chờ đợi lâu sự thể hiện sức mạnh của những thế hệ CPU 6 lõi. Bộ xử lý Intel Westmere sẽ là bộ xử lý có khả năng giải quyết mọi yêu cầu về xử lý công việc của xã hội vào lúc này nhờ vào việc tích hợp chip đồ họa cùng tốc độ xử lý nhanh của nó.
 
Thậm chí trong vòng vài tháng tới, Intel sẽ làm tốt hơn các thế hệ bộ xử lý quad-core sau khi hãng cho ra mắt dòng Core i7 cao cấp với 6 lõi. Dự trên kiến trúc Nahalem hiện tại, nó sẽ được sản xuất trên quy trình công nghệ 32nm tạo cho bộ xử lý một sức mạnh tuyệt vời.
 

 

Chip 6 lõi sẽ tạo bước đột phá cho công nghệ xử lý đa luồng
 
Các lập trình viên trò chơi đang nhận được tốt hơn sức mạnh làm việc đa luồng để ra mắt ngày càng nhiều những trò chơi khủng như Empire: Total War và sắp tới là phần tiếp theo với Napoléon, người dùng sẽ nhận thấy sự gia tăng hiệu suất làm việc tốt hơn khi nó tận dụng thêm nhiều lõi để xử lý nhiều công việc lẻ tể của trò chơi.
 
Bởi vì thấy được những lợi ích sẽ có được trong việc sản xuất đa lõi so với tốc độ làm việc của một lõi trong một thời điểm, Intel đang khuyến khích một số nhà phát triển bổ sung thêm các nội dung game có thể đáp ứng cho những thế hệ 6 lõi sắp tới của CPU.
 

Đặc biệt, tin tốt đến từ những dòng vi xử lý 6 lõi này đó là nó sẽ nhận được sự hỗ trợ của những dòng bo mạch chủ X58 hiện nay chỉ sau khi người dùng cập nhật phiên bản cho BIOS, thế nhưng giá thành của những bo mạch chủ X58 vẫn còn khá cao.


Sạc không dây
 
Sử dụng nguyên tắc cảm ứng điện từ, điện tích có thể được kích thích từ một nguồn điện không dây đặt ở gần đó để sạc pin cho thiết bị - đó chính là nguyên tắc làm việc của một sản phẩm có tên eCoupled được một nhóm sáng tạo giới thiệu vào một vài năm trước đây tại Fulton Innovation. Mặc dù có mức điện áp cao nhưng nhóm phát triển khẳng định nó an toàn, hiệu quả và có thể được áp dụng cho bất kỳ một thiết bị nào.
 
Các phiên bản demo (thử nghiệm) có thể làm việc trên một hệ thống nhà bếp không có phích cắm nhưng có đầy đủ các bóng đèn, bình nóng lạnh, bật điện thoại lên trong phạm vi hỗ trợ của thiết bị, thiết bị có thể sạc tất cả mà không cần kết nối dây sạc với chúng. Rõ ràng, đây sẽ là một công nghệ sẽ được phát triển trong tương lai không xa.
 

 

                               Điện thoại trong tương lai sẽ không cần dây dẫn để sạc pin

Hiện Fulton vẫn đang làm việc trên một hệ thống điện không dây nhưng mới chỉ trong phạm vi hướng đến các cửa hàng, các hệ thống công ty khi mà sản phẩm của nó là Powermat vẫn đang có giá khá đắt, nó được sản xuất nhằm thay thế cho một hệ thống dây cắm của khách hàng mà thôi.
 

Điều quan trọng hiện nay mà người dùng có thể cảm thấy thú vị đó là tiêu chuẩn sạc không dây Wireless Power Consortium sẽ sớm trở thành tiêu chuẩn chung có tên gọi Qi vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất có thể tự tin để xây dựng một công nghệ không dây tiên tiến vào các thiết bị, thay vì sẽ phải sản xuất một adapter. Cụ thể là, mới đây RCA phát triển hệ thống có tên Airnergy cho phép người dùng có thể bật Wifi trở thành tín hiệu điện để sạc pin điện thoại nếu bạn muốn.


Màn hình hiển thị không dây
 
Hai tiêu chuẩn mới cho màn hình, HDMI và DisplayPort, sẽ không khiến chúng ta phải đổ xô vào nâng cấp màn hình máy tính cũng như card đồ họa. Do đó, nhiều người vẫn tin tưởng vào kết nối DVI vẫn sẽ là giao diện lựa chọn số một trong thời gian tới. Nhưng sắp tới đây, người dùng sẽ cảm nhận được sức mạnh của các kết nối với màn hình hiển thị không cần dây dẫn đã được giới thiệu tại CES 2010 và sẽ sớm có mặt trong năm nay.
 
Công nghệ đầu tiên được biết đến với tên gọi WirelessHD được sản xuất để kết nối giữa TV với các đầu DVD để thay thế cho HDMI. Nó sử dụng trong một phạm vi ngắn, có băng thông hoạt động cao nhờ vào băng tần Ultra-Wide Band (UWB) để truyền tín hiệu HD video và âm thanh từ một settop box hoặc các trung tâm giải trí truyền thông đa phương tiện đến một màn hình TV.
 
Ý tưởng này là không có gì mới, Philips đã sớm có một bộ điều khiển thực hiện điều tương tự nhưng WirelessHD là một tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo các hãng sản xuất truyền hình cũng như các nhà sản xuất đầu đĩa Blu-ray,… có thể làm việc một cách thống nhất.
 
WirelessHD được thiết kết hứa hẹn sẽ là rất thích hợp cho các dòng máy tính xách tay khi có thể loại bỏ các dây cáp rắc rối khi bạn muốn đưa chúng ra một màn hình hiển thị.
 

 

Công nghệ kết nối màn hình TV không dây WirelessHD

Khác với WirelessHD, WiDi không thể xử lý việc bảo vệ nội dung nhờ vào một hộp SettopBox như WirelessHD nhưng nó sử dụng đơn giản hơn nhiều bởi nó không đòi hỏi một yêu cầu phần cứng mới trong máy tính xách tay. Thay vì sử dụng một bộ truyền riêng biệt, WiDi chỉ là một lớp phần mềm trên đầu của chip WiFi hiện có, do đó nó rẻ hơn nhiều để có thể sản xuất. Ngoài ra, điểm yếu của WiDi là nó có khả năng mang đến tỷ lệ làm tươi hình ảnh chậm hơn so với WirelessHD

(Còn tiếp)

TRUNG DUYÊN (Theo TechRadar)