Câu chuyện hạnh phúc khi làm giảng viên

16:04, 20/11/2023

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn, sau 30 năm làm nghề y, đã quyết định chuyển từ vai trò bác sĩ quân y sang trở thành giảng viên đại học để chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tế tích lũy trong suốt sự nghiệp của mình. Ông hiện là giảng viên bộ môn ngoại, khoa y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Với quãng thời gian dài làm bác sĩ, Bác sĩ Vũ Sơn có những trải nghiệm đặc biệt khi phục vụ tại Bệnh viện 1/5 Hải Quân và đảo Song Tử Tây. Nhiệm vụ của ông đòi hỏi sự kiên nhẫn, tận tụy và kỹ năng lâm sàng cao, đặc biệt trong điều kiện đảo xa với nhiều khó khăn và thiếu thốn. Bác sĩ Sơn nhấn mạnh rằng mỗi ca mổ thành công không chỉ là một thành tựu nghề nghiệp mà còn là nguồn động viên tinh thần quan trọng.

Lựa chọn trở thành giảng viên đại học không chỉ là sự đam mê với ngành y mà còn là mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với thế hệ sinh viên tiếp theo. Khi được làm giảng viên tôi thấy hạnh phúc và được tận hưởng niềm vui từ việc truyền đạt kiến thức, đồng thời giữ nguyên sứ mệnh của một bác sĩ. Bác sĩ Sơn chia sẻ.

Bác sĩ Sơn quan niệm rằng y khoa là một lĩnh vực đặc biệt, và người thầy ngành y nên là một thầy thuốc có trải nghiệm và kỹ năng thực hành nhiều. Việc này sẽ hỗ trợ trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên.

Bác sĩ Vũ Sơn (giữa) khi làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa.

Khi nói về người thầy của mình, các sinh viên cho biết, thầy Sơn luôn đánh giá cao tính nghiêm túc và kỷ luật, tuy nhiên các sinh viên vẫn nhận thấy sự ân cần và sự hỗ trợ của thầy trong quá trình học tập. Đối với sinh viên, tính kỷ luật là một phần quan trọng của ngành y và với kinh nghiệm làm bác sĩ và nay là giảng viên, tôi muốn truyền đạt giá trị này cho thế hệ sinh viên của mình, Bác sĩ Sơn nói.

Sau 6 năm học bác sĩ đa khoa ở Học viện Quân y, năm 1992 ông ra trường và được phân công nhiệm vụ về Bệnh viện 1/5 Hải Quân. Theo quy định, mỗi bệnh viện trong quân đội cử một kíp y bác sĩ luân phiên gồm một bác sĩ, một y sĩ và một y tá làm nhiệm vụ ở các đảo nổi Trường Sa, Khánh Hòa.

Bệnh viện 1/5 Hải Quân đảm nhận một đảo và kíp của bệnh viện là thượng úy bác sĩ Vũ Sơn được cử làm bệnh xá trưởng tại đảo Song Tử Tây cùng với một đại úy y sĩ và một thượng sĩ y tá trong những năm 1995.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Sơn khi làm giảng viên khoa y Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Ông nhớ thời ấy ở đảo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Màu xanh ở đảo chỉ là cây phong ba, cây bàng vuông và cụm hoa muống biển. Ở đảo không có xét nghiệm, không chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng như trong đất liền và cũng không có điện thoại như bây giờ. Tất cả dựa vào kỹ năng lâm sàng của bác sĩ. Gần 2 năm ở đảo xa, ông thấy mình trưởng thành hơn.

"Giữa khó khăn thiếu thốn, mỗi ca mổ thành công, tôi và kíp quân y không chỉ hạnh phúc vì đã hoàn thành nhiệm vụ cứu người, mà đó còn là động lực thúc đẩy tinh thần lương y của mình.

Khi vào bờ, tôi cảm thấy sao cuộc đời này đáng sống đến thế. Môi trường rèn luyện quân đội và hai năm ở đảo đã tôi luyện, giúp tôi yêu đời, yêu nghề, sống yêu thương và tích cực… giúp tôi trưởng thành. Nhiều đồng đội, chiến sĩ khác lúc đó và hiện nay vẫn đang ở vùng biên giới hải đảo, hy sinh thanh xuân của mình cho đất nước và cho chúng ta" - bác sĩ Sơn chia sẻ.

Khi là bác sĩ, Bác sĩ Sơn đã nhiều lần làm "thầy giáo" cho người trong bệnh viện và bên ngoài. Nhưng là người lính, là bác sĩ với 30 năm trải nghiệm nghề nghiệp, tôi vẫn muốn một lúc nào đó được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và đam mê của mình cho nhiều người hơn. Điều này sẽ giúp ích nhiều hơn cho những đồng nghiệp tương lai của mình.

Nói về lựa chọn nghề giáo, Bác sĩ Sơn chia sẻ một phần ảnh hưởng từ mong muốn của ba mẹ, một phần vì bản thân. Mặc dù vẫn đam mê ngành y nhưng khi làm giảng viên, được truyền đam mê ấy cho những người trẻ, tôi thấy cuộc sống của mình thú vị, tươi trẻ hơn.

"Tôi cảm thấy vui hơn khi chia sẻ kiến thức với sinh viên. Tôi thấy được hoài bão và mong muốn cống hiến của họ. Nó giúp tôi thấy lại bản thân mình cách đây mấy chục năm" - ông tâm sự.

Bác sĩ Sơn quan niệm y khoa là một ngành đặc biệt. Người thầy ngành y, trước hết nên là một thầy thuốc. Họ có trải nghiệm, có cứu người, thực hành nhiều. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên.

Nhiều năm làm nghề y, giờ làm thầy, Bác sĩ Sơn luôn tâm niệm phải học, cập nhật kiến thức liên tục. Máy móc hư có thể mất vài ngày để sửa, kiến thức và phương pháp không cập nhật thì cực kỳ nguy hiểm, Bác sĩ Sơn chia sẻ thêm.

Giờ được làm cả hai công việc mình thích: bác sĩ và giảng viên. Với Bác sĩ hai công việc bổ sung cho nhau. Khi làm giảng viên được chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người hơn, có nhiều điều kiện để nghiên cứu. Trong khi làm bác sĩ để vẫn tiếp tục sứ mệnh thầy thuốc của mình, vẫn trau dồi thực hành nghề nghiệp.

"Để sau này có người gọi mình một tiếng thầy ơi ở một lúc nào đó, một nơi nào đó. Có lẽ đó sẽ là niềm vui của mình sau này" - Bác sĩ Sơn bộc bạch.

Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng

(https://dientuungdung.vn/cau-chuyen-hanh-phuc-khi-lam-giang-vien)