Chiến lược tăng lợi nhuận của “Nhóm dẫn đầu” viễn thông thế giới

11:00, 25/09/2015

Theo kết quả nghiên cứu về chiến lược của các nhà khai thác viễn thông hàng đầu thế giới, Ericsson và EY (Ernst & Young) đã phát hiện ra rằng có một nhóm các nhà mạng,...

Frontrunners

Từ năm 2010 tới 2014, Nhóm Dẫn Đầu đều đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 9,6% trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của họ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,7% dù đang chịu nhiều sức ép của việc giảm doanh thu từ các dịch vụ truyền thống và sự bùng nổ của lưu lượng dịch vụ dữ liệu.

Nghiên cứu về chiến lược của các nhà khai thác này cho thấy họ đã áp dụng ba chiến lược để đạt mức tăng trưởng như vậy. Các chiến lược đó như sau:

•    Đầu tư về chất lượng mạng: tạo sự khác biệt bằng chất lượng mạng cao và xây dựng hình ảnh thương hiệu rất tốt về thế mạnh này

•    Nhạy bén với thị trường: tạo sự khác biệt thông qua sự thích nghi rất nhanh với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng

•    Gói dịch vụ khác biệt: luôn đi đầu thị trường trong việc tung ra gói dịch vụ mới, độc đáo

Thêm vào đó, chính việc triển khai công nghệ 4G/LTE đã giúp cho các nhà khai thác viễn thông này đạt vị thế dẫn đầu về chiến lược “không ngừng đầu tư về chất lượng mạng”, đồng thời mang lại cho họ những tính năng và sự linh hoạt để đạt được thành công trong hai chiến lược còn lại.

Nhìn lại thị trường viễn thông Việt Nam, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta triển khai 4G trên tất cả các phương diện: băng tần, chiến lược của các nhà khai thác, giải pháp 4G và sự sẵn sàng về thiết bị đầu cuối. 

Theo ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, “LTE mang lại tốc độ cao hơn cho phép các nhà khai thác cung cấp các gói dịch vụ dữ liệu đa dạng và sáng tạo hơn. Sự thay đổi của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi các nhà mạng không chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn lực của mạng để mang lại các dịch vụ dữ liệu chất lượng cao mà còn cần cung cấp những gói dịch vụ và mô hình kinh doanh sáng tạo, để có thể tăng trưởng doanh thu từ cơ sở hạ tầng đã đầu tư.”

Trong một “xã hội kết nối”, dung lượng và vùng phủ sóng ổn định, chất lượng cao đủ để mang lại những trải nghiệm hài lòng cho người dùng là những yếu tố tiên quyết. Để đạt được điều này, nhà mạng cần trang bị cho mình một mạng lưới phức hợp, kết hợp với thiết bị của một nhà cung cấp khác, và trang bị hệ thống vô tuyến đạt chuẩn 3GPP, cũng như tích hợp sẵn 2G-3G-4G với Wifi, kèm theo mạng truyền dẫn (backhaul) chất lượng cao sẽ là yếu tố cốt lõi.

Ông Wassenius cho biết thêm: “Một nhà mạng thành công cần phải hiện đại hóa hạ tầng theo tiêu chuẩn 3GPP và các thiết bị đầu cuối, đồng thời cũng cần nâng cao, đa dạng hóa và bổ sung hạ tầng macro để đáp ứng nhu cầu lưu lượng ngày càng cao của 2G-3G-4G và sẵn sàng cho nền tảng công nghệ cho 5G.”

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đối với các dịch vụ trong tương lai và sẵn sàng cho sự ra mắt các dịch vụ 4G/LTE trong thời gian tới, các nhà khai thác mạng của Việt Nam cũng nên tham khảo và linh hoạt áp dụng ba chiến lược nêu trên sao cho phù hợp nhất với tình hình của tổ chức.

Từ năm 2010 tới 2014, Nhóm Dẫn Đầu đều đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 9,6% trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của họ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,7% dù đang chịu nhiều sức ép của việc giảm doanh thu từ các dịch vụ truyền thống và sự bùng nổ của lưu lượng dịch vụ dữ liệu.

Nghiên cứu về chiến lược của các nhà khai thác này cho thấy họ đã áp dụng ba chiến lược để đạt mức tăng trưởng như vậy. Các chiến lược đó như sau:

•    Đầu tư về chất lượng mạng: tạo sự khác biệt bằng chất lượng mạng cao và xây dựng hình ảnh thương hiệu rất tốt về thế mạnh này

•    Nhạy bén với thị trường: tạo sự khác biệt thông qua sự thích nghi rất nhanh với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng

•    Gói dịch vụ khác biệt: luôn đi đầu thị trường trong việc tung ra gói dịch vụ mới, độc đáo

Thêm vào đó, chính việc triển khai công nghệ 4G/LTE đã giúp cho các nhà khai thác viễn thông này đạt vị thế dẫn đầu về chiến lược “không ngừng đầu tư về chất lượng mạng”, đồng thời mang lại cho họ những tính năng và sự linh hoạt để đạt được thành công trong hai chiến lược còn lại.

Nhìn lại thị trường viễn thông Việt Nam, đây là thời điểm thích hợp để chúng ta triển khai 4G trên tất cả các phương diện: băng tần, chiến lược của các nhà khai thác, giải pháp 4G và sự sẵn sàng về thiết bị đầu cuối. 

Theo ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, “LTE mang lại tốc độ cao hơn cho phép các nhà khai thác cung cấp các gói dịch vụ dữ liệu đa dạng và sáng tạo hơn. Sự thay đổi của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi các nhà mạng không chỉ tập trung vào việc tối ưu hóa nguồn lực của mạng để mang lại các dịch vụ dữ liệu chất lượng cao mà còn cần cung cấp những gói dịch vụ và mô hình kinh doanh sáng tạo, để có thể tăng trưởng doanh thu từ cơ sở hạ tầng đã đầu tư.”

Trong một “xã hội kết nối”, dung lượng và vùng phủ sóng ổn định, chất lượng cao đủ để mang lại những trải nghiệm hài lòng cho người dùng là những yếu tố tiên quyết. Để đạt được điều này, nhà mạng cần trang bị cho mình một mạng lưới phức hợp, kết hợp với thiết bị của một nhà cung cấp khác, và trang bị hệ thống vô tuyến đạt chuẩn 3GPP, cũng như tích hợp sẵn 2G-3G-4G với Wifi, kèm theo mạng truyền dẫn (backhaul) chất lượng cao sẽ là yếu tố cốt lõi.

Ông Wassenius cho biết thêm: “Một nhà mạng thành công cần phải hiện đại hóa hạ tầng theo tiêu chuẩn 3GPP và các thiết bị đầu cuối, đồng thời cũng cần nâng cao, đa dạng hóa và bổ sung hạ tầng macro để đáp ứng nhu cầu lưu lượng ngày càng cao của 2G-3G-4G và sẵn sàng cho nền tảng công nghệ cho 5G.”

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đối với các dịch vụ trong tương lai và sẵn sàng cho sự ra mắt các dịch vụ 4G/LTE trong thời gian tới, các nhà khai thác mạng của Việt Nam cũng nên tham khảo và linh hoạt áp dụng ba chiến lược nêu trên sao cho phù hợp nhất với tình hình của tổ chức.
TIN LIÊN QUAN