Công nghệ biến rác thải nhựa thành tơ sinh học
Các nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa để biến polyethylene trong nhiều mặt hàng nhựa sử dụng một lần thành loại tơ như tơ nhện có hàm lượng protein cao.
- Ngày Hội công nghệ thông tin và STEM ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa
- Vấn nạn sử dụng công nghệ che biển số xe để tránh phạt nguội giao thông
- Apple chia sẻ công nghệ 'chạm để thanh toán'
- Ứng dụng công nghệ viễn thám giúp ngành nông nghiệp vượt qua sự mù mờ về dữ liệu
- 6 nhiệm vụ trọng tâm phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ công nghệ qua cuộc thi “Giờ lập trình 2024”
- Phát động giải thưởng ảnh và video ‘Công nghệ từ trái tim’
- Việt Nam đang trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của châu Âu
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Viện Bách khoa Rensselaer(RPI) ở New York, Mỹ vừa cho ra đời vi khuẩn mang tên Pseudomonas aeruginosa, có thể biến polyethylene trong nhiều mặt hàng nhựa sử dụng một lần thành loại tơ như tơ nhện có hàm lượng protein cao. Sản phẩm tơ sinh học này có thể ứng dụng trong dệt may, mỹ phẩm và thậm chí cả y học.
Bà Helen Zha, một trong những nhà nghiên cứu dẫn đầu dự án, cho biết, loại tơ này có thể cứng gần như thép khi bị căng. Tuy nhiên, nó nhẹ hơn thép 6 lần và là một loại nhựa sinh học co giãn, dai, không độc hại và có thể phân hủy.
Polyethylene có trong các sản phẩm như túi nhựa, chai nước và bao bì thực phẩm, là tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm nhựa trên toàn cầu và có thể mất hơn 1.000 năm để phân hủy một cách tự nhiên.
Chỉ một phần nhỏ được tái chế, vì vậy vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu có thể giúp "tái chế" nhanh hơn. Trong khi đó, quy trình phân hủy nhựa của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa tiêu tốn ít năng lượng và không cần sử dụng hóa chất độc hại.
Thực tế, việc tái chế các sản phầm từ nhựa để xanh hóa ngành thời trang đã được nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện. Phong trào sản xuất quần áo từ chai nhựa này không chỉ các cá nhân (nhà thiết kế), đơn vị, thương hiệu thời trang theo đuổi mục tiêu bền vững, vì môi trường xanh mới tham gia mà ngay cả những "ông lớn" ngành thời trang cũng vào cuộc sản xuất quần áo từ nguyên liệu chai nhựa tái chế.
Công nghệ biến rác thải nhựa thành tơ sinh học. (Ảnh minh họa)
H&M - một thương hiệu thời trang bình dân của Thụy Điển là một ví dụ. Thương hiệu này bắt đầu sản xuất quần áo tái chế từ chai nhựa từ năm 2017. Patagonia, The North Face – những thương hiệu thời trang nổi tiếng của Mỹ cũng vậy. Họ chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang thể thao và các dòng sản phẩm quần áo tái chế từ chai nhựa, bao gồm áo khoác, áo phông, quần thun... Ở Việt Nam, tổng công ty dệt may Thành Công, Uniqlo (một thương hiệu thời trang bình dân của Nhật Bản) cũng bắt đầu sản xuất quần áo tái chế từ chai nhựa Việt Nam... và đưa ra thị trường.
Theo các nhà môi trường thì có lẽ trên hành tinh này đã có đủ quần áo mà không cần phải quay sợi mới. Tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu, gần 22 triệu tấn hàng dệt bị vứt đi mỗi năm. Chất thải được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ đại dương đến sa mạc Atacama. Phần lớn những gì bị loại bỏ ở Bắc bán cầu được xuất khẩu để trở thành vấn đề của người khác ở Nam bán cầu.
Nếu chúng ta muốn có một nền kinh tế tuần hoàn, hàng tỷ tấn hàng dệt may hiện có sẽ phải được thu hồi và tái chế trên quy mô lớn. Và đó là một thách thức tác động đến mọi phần của chuỗi cung ứng. Các thương hiệu và nhà bán lẻ có khả năng biến điều đó thành hiện thực và các quy định của cơ quan quản lý, sự cấp bách của môi trường đang thúc đẩy tất cả (người sản xuất và tiêu dùng thời trang).
Chính bởi lẽ đó, quần áo tái chế từ chai nhựa là một xu hướng thời trang mới, mang lại nhiều lợi ích cho môi trường. Việc sử dụng quần áo tái chế từ chai nhựa là một hành động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường, góp phần làm xanh Trái đất. Tiêu dùng một sản phẩm thời trang tái chế ban đầu lạ, sau sẽ quen, một công nhưng chắc chắn được đôi ba tiện ích.
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
(https://kinhtemoitruong.vn/cong-nghe-bien-rac-thai-nhua-thanh-to-sinh-hoc-85040.html)