Gắn chip cho chó và mèo
Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đang đề xuất chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã và khuyến khích các hộ nuôi gắn chip điện tử trên vật nuôi để quản lý thông tin. Ở nhiều quốc gia, gắn chip vào thú cưng như chó và mèo là khá phổ biến, thậm chí bắt buộc.
Loại chip được gắn vào thú cưng - Ảnh: WIKIMEDIA.
Gắn chip cho chó từ 8 tuần tuổi
Hiện nay, loại chip phổ biến được các quốc gia dùng cho thú cưng là microchip, một loại chip điện tử nhỏ như hạt gạo, dùng công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID).
Mỗi thiết bị RFID được cấu tạo bởi 2 thành phần, gồm thiết bị đọc và thiết bị phát một mã định danh. Dựa vào mã định danh này, các cơ quan thú y và cơ quan quản lý có thể thống kê nhiều thông tin liên quan như địa chỉ, số điện thoại và email của chủ nuôi, cũng như tên, chủng loại và tình trạng tiêm chủng.
Tại Anh, theo quy định có hiệu lực từ năm 2016, chó cưng trên 8 tuần tuổi cần gắn chip. Dự kiến từ tháng 6-2024, nước này đề xuất thêm yêu cầu gắn chip với mèo trên 20 tuần tuổi. Những trường hợp vi phạm có thể sẽ bị phạt tiền.
Trong Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các nước đều bắt buộc gắn chip cho chó, còn mèo và những vật nuôi khác thì có nơi yêu cầu, có nơi không. Một số nước còn quy định thêm về địa điểm, cách thức buôn bán thú cưng để bảo vệ người nuôi và quyền động vật.
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành các thông số kỹ thuật dành cho chip tiêu chuẩn hóa dành cho vật nuôi, được hầu hết các quốc gia chấp nhận. Các chip được ISO phê duyệt mang số nhận dạng gồm 15 chữ số, trong khi các chip không thuộc ISO có 9 hoặc 10 chữ số.
Theo trang HowStuffWorks, đưa chip vào vật nuôi là một thủ thuật nhanh chóng và ít xâm lấn, thường được các bác sĩ thú y dùng ống tiêm vào giữa 2 bả vai của chó. Thông thường, chip thụ động ở vùng dưới da trong cơ thể chó. Chỉ khi được đầu đọc quét, chúng mới truyền tín hiện mã định dạng về vào máy.
Gắn chip trên mèo - Ảnh: VET TIMES.
Truy xuất mã định danh của chó sau khi gắn chip - Ảnh: GETTY IMAGES.
Gián tiếp giảm chó mèo cắn
Nghiên cứu của Đại học Florida (Mỹ) cho thấy cứ 3 thú cưng thì 1 con sớm muộn gì sẽ đi lạc. Từ dữ liệu truy xuất từ chip, tỉ lệ thú cưng tìm được chủ sẽ cao hơn. Chẳng hạn, khảo sát những trại cứu hộ chó mèo tại Mỹ, Ý và Israel cho thấy có đến 74% gắn chip khi đi lạc tìm được chủ.
Còn với mèo, một nghiên cứu trên tạp chí Hiệp hội Y khoa thú y Mỹ (JAVMA) cho thấy những con mèo được gắn chip tăng xác suất đoàn tụ với chủ cao hơn 21 lần so với những con mèo không có chip.
Theo các chuyên gia, gắn chip cho thú cưng gián tiếp giảm số vụ người bị chó, mèo cắn.
Nghiên cứu trên tạp chí của tổ chức WWF chỉ ra gắn chip giúp các trung tâm thú y và cơ quan quản lý có được dữ liệu về thú cưng, đặc biệt là những thông tin tiêm phòng các loại bệnh trên vật nuôi. Ngoài ra, việc gia tăng xác suất tìm được vật nuôi thất lạc đồng nghĩa giảm số chó mèo thả rông.
Tại Mỹ, chi phí gắn chip cho chó mèo tại các trung tâm thú y thường dao động từ 25 - 60 USD (600.000 - 1,4 triệu đồng). Một số trung tâm bảo trợ động vật có thể gắn chip với giá 5 USD (120.000 đồng).
Liệu sức khỏe thú cưng có bị tác động? Theo Hiệp hội Y khoa thú y Mỹ, hầu hết trường hợp chó mèo gắn chip đều không ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ít trường hợp vật nuôi bị phản ứng phụ như sưng nhẹ, đỏ hoặc rất hiếm khi bị nhiễm trùng tại chỗ tiêm.
Mặc dù cũng rất hiếm gặp nhưng chip có thể không hoạt động bình thường. Nguyên nhân có thể là do lỗi sản xuất hoặc hư hỏng sau khi cấy ghép. Các chuyên gia khuyên người nuôi thú cưng nên kiểm tra thường xuyên khi đến các trung tâm thú y để đảm bảo chip hoạt động ổn định.
Gắn chip cho chó mèo đã trở thành một phần quan trọng của các biện pháp an toàn và bảo vệ động vật ở nhiều quốc gia. Dưới đây là cách mà việc này thường được thực hiện ở một số quốc gia:
Hoạt động của các tổ chức chăm sóc động vật: Các tổ chức chăm sóc động vật, bao gồm các trại nuôi, bệnh viện thú y và các tổ chức bảo vệ động vật, thường tiến hành việc gắn chip cho chó mèo. Chính phủ thường hỗ trợ hoạt động này thông qua việc ban hành luật pháp yêu cầu việc gắn chip cho động vật cưng.
Luật pháp và quy định: Nhiều quốc gia đã áp đặt luật pháp yêu cầu việc gắn chip cho chó mèo. Các quy định này thường đòi hỏi chủ sở hữu động vật phải gắn chip cho thú cưng của mình và cập nhật thông tin liên quan đến địa chỉ và liên lạc của họ.
Quy trình gắn chip: Việc gắn chip cho chó mèo thường được thực hiện tại các cơ sở y tế thú y hoặc bởi các chuyên gia được đào tạo. Chip thường được gắn vào vùng cổ của động vật thông qua một đường tiêm nhỏ, và quy trình này thường không gây đau đớn cho động vật.
Tiện ích và an toàn: Gắn chip giúp động vật có thể được xác định và truy tìm nhanh chóng nếu chúng bị lạc mất hoặc bỏ rơi. Chip thường chứa thông tin như tên của chủ sở hữu, thông tin liên lạc và thông tin y tế của động vật.
Hỗ trợ kỹ thuật số: Các cơ sở dữ liệu đa quốc gia thường được sử dụng để lưu trữ thông tin về các động vật đã được gắn chip. Nhờ vào hệ thống này, các cơ sở y tế thú y và cơ quan chức năng có thể tra cứu thông tin về động vật bị mất hoặc bị bỏ rơi và liên lạc với chủ sở hữu.
Theo Tạp chí Điện tử và Ứng dụng