Hải Dương: Liên tiếp xử lý các hành vi kinh doanh hàng giả trên sàn TMĐT
Trong các ngày từ 7-10/6/2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương đã ban hành 3 quyết định xử phạt đổi với các hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu liên quan đến thương mại điện tử.
- Khó quản lý thủ công, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị đầu tư công nghệ số để quản lý TMĐT
- Yêu cầu các sàn TMĐT, website bán hàng gỡ bỏ các thiết bị kích sóng, gây nhiễu sóng
- Hàng hóa chuyển sàn TMĐT…hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế GTGT?
- Hơn 50% Gen Z Việt sử dụng TMĐT để tìm kiếm thông tin mua sắm
- Hà Nội: Thí điểm quản lý thuế với hộ kinh doanh TMĐT
- Công bố 5 xu hướng của xuất khẩu qua TMĐT Việt Nam
- Đẩy mạnh hoạt động phát triển kinh tế số, hạ tầng số, TMĐT
- Phát hiện, thu giữ lượng lớn bút giả mạo nhãn hiệu Thiên Long đăng bán trên các nền tảng TMĐT
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Theo Cục QLTT tỉnh Hải Dương, mạng xã hội đang là một kênh giới thiệu, quảng cáo, chào bán hàng hoá trong đó có cả hàng hoá vi phạm, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quản lý, xác định địa điểm tập kết, chứa trữ hàng hoá cũng như ghi nhận dấu hiệu vi phạm qua các thông tin được đăng tải, live stream…
Thông qua công tác nghiệp vụ, thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương đã kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc vi phạm liên quan tới hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.
Cụ thể, trong 2 ngày 07 và 10/6/2024, Cục QLTT tỉnh Hải Dương đã ban hành 3 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 đối tượng buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu số tiền 22 triệu đồng, thu giữ 982 sản phẩm giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng.
Trước đó, trên cơ sở triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo dõi đối tượng sử dụng tài khoản mạng xã hội, xác định địa điểm kinh doanh, nơi tập kết, chứa trữ hàng hoá...
Cụ thể, vào ngày 30/5/2024, Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra đột xuất đối tại cửa hàng của Hộ kinh doanh Vũ Trí Toàn (thửa đất số 139, tờ bản đồ số 03, thôn Đồng Đội, xã Thống Kênh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) phát hiện tại cơ sở đang buôn bán 240 đôi dép nam người lớn "BURBERRY" giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hộ kinh doanh bị xử phạt 10 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm.
Sau đó, bằng biện pháp tương tự, vào ngày 31/5 năm 2024, Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 4 kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Phạm Văn Mạnh (thôn Phạm Lâm, xã Đoàn Tùng, Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) phát hiện tại hộ kinh doanh đang buôn bán 700 đôi tất giả mạo nhãn hiệu "adidas và hình" đang được bảo hộ tại Việt Nam. Hộ kinh doanh bị xử phạt 6 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm.
Cùng ngày, Hộ kinh doanh Nguyễn Kim Tùng (địa chỉ: Ki ốt A18, khu Việt Tiên Sơn, phố Thái Học 2, phường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bị Đội Quản lý thị trường số 2 phát hiện đang buôn bán 21 chiếc quần đùi người lớn và 21 chiếc áo phông cộc tay người lớn giả mạo nhãn hiệu "adidas và hình" đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Theo cơ quan chức năng, hộ kinh doanh này thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook “Tùng Luxu Ry” để chào bán quần áo các loại. Thông qua theo dõi tài khoản mạng xã hội, lực lượng chức năng đã xác định được địa điểm kinh doanh, từ đó phát hiện tại địa điểm này có buôn bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Đối tượng vi phạm bị xử phạt 6 triệu đồng, hàng hoá vi phạm bị tịch thu để xử lý theo quy định.
Việc sử dụng mạng xã hội là một kênh để giới thiệu, quảng cáo, chào bán hàng hoá, trong đó có cả hàng hoá vi phạm có xu hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng, đặc biệt là việc xác định địa điểm tập kết, chứa trữ hàng hoá để xác minh vi phạm, tổ chức kiểm tra cũng như ghi nhận dấu hiệu vi phạm qua các thông tin được đăng tải, live stream…
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo