HTML5 sẽ là thế hệ tiếp theo của công nghệ thiết kế Web

08:00, 06/08/2011

     Sự kiện giới thiệu của HTML5 lần đầu tiên đã diễn ra tại hội thảo W3C vào năm 2004, ngay sau thời điểm đó W3C tiếp tục công bố sự quan tâm hơn trong việc theo đuổi phát triển nó. Và cho tới năm 2007, WHATWG (Web Hypertext Application Technology Working Group) bắt đầu tham gia đóng góp cho các đặc tính kỹ thuật HTML5, theo tỷ lệ phát triển hiện tại thì nó không phải được dự kiến hoàn thành vào năm 2020 hoặc 2022. Để giải quyết một vài mẫu thuẫn của các tiêu chuẩn và sự triển khai thực hiện có liên quan đến XHTML,  WHATWG được thành lập là để chủ yếu làm việc với các kỹ thuật HTML5. Các nỗ lực hợp tác của WHATWG bao gồm các các nhân đến từ Apple, Mozila, Opera… và đây chính là một liên minh không thính thức của các nhà sản xuất trình duyệt web tập trung vào việc đạt được một tiêu chuẩn web duy nhất.

4 chủ đề trong phát triển các đặc tính kỹ thuật HTML5 là:

- Công nghệ cần phải được tương thích ngược (phù hợp với chuẩn trước đó).
- Khi thực hiện bất kỳ công nghệ mới nào thì công nghệ đó phải được kiểm chứng để nó phải trở thành một tiêu chuẩn.
- Các thông số kỹ thuật cần phải được trình bày chi tiết mà không có sự đảo ngược.
- DOM(Document Object Model) phải làm việc với các tiêu chuẩn

Cùng với HTML5 là CSS3, sự thay đổi thể hiện trong các kiểu Sheet được soạn thảo và thực hiện tốt hơn. Điều khác biệt duy nhất giữa W3C và WHATWG chủ yếu là việc biên tập tự nhiên, còn văn bản trong mỗi nhóm là giống hệt nhau cho hầu hết các phần. Thông qua tỷ lệ giữa các nhà phát triển web, dường như các đặc tính kỹ thuật HTML5 đã trưởng thành một chút trong vòng vài năm qua, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đang tồn tại và cản trở những người thực hiện sự thay đổi cho chuẩn ngôn ngữ mới này. Những câu hỏi đặt ra sau đây sẽ cho chúng ta thấy công nghệ tiếp theo của HTML5 sẽ ra sao?

Liệu có thể xảy ra cuộc chiến tranh trình duyệt một lần nữa chăng?
Có nhiều ý kiến cho rằng: “Có lẽ là không”, nhưng hầu hết các trình duyệt web hiện nay đang tập trung vào việc hỗ trợ HTML5 và CSS3. Theo khả năng tiếp cận chuẩn HTML5, dẫn đầu trong gói trình duyệt hỗ trợ HTML5 chính là Google Chrome, tiếp theo đó là Mozilla Firefox, rồi đến IE 9, Safari và cuồi cùng là Opera. Cũng theo một báo cáo về khả năng tiếp cận HTML5, sự thay đổi của trình duyệt đối với HTML5 một cách phù hợp nhất là không xếp loại quá cao ở tất cả các lĩnh vực. Đến với bảng so sánh sự hỗ trợ của HTML5, CSS3, SVG, JS…giữa các trình duyệt trên máy tính để bàn và trình duyệt trên thiết bị di động tại đỉa chỉ http://caniuse.com/ bạn sẽ thấy được sự tương thích, sự so sánh, sự hỗ trợ đối với từng duyệt từng trình duyệt ở tất cả các phiên bản gần đây, phiên bản hiện có và phiên bản sắp phát hành. Từ đó có thể tổng hợp được bảng xếp hạng trình duyệt dựa vào khả năng hỗ trợ các chuẩn ngôn ngữ trên.

HTML5 thay đổi gì?

Có những thay đổi lớn trong việc khai báo DOCTYPE, khai báo bộ ký tự(Character), khai báo các giá trị ngôn ngữ, tài liệu HTML được cấu trúc và chia ra từng phần, đến những thay đổi Scripts…Nếu như trước đây HTML sử dụng các thẻ Div với thuộc tính ID, Class… thì trong HTML5, thẻ DIV đã trở lên lỗi thời và không cần thiết. Các yếu tố cấu trúc và chia nhỏ được sẵn sàng trong HTML5 bằng sự xuất hiện của một số thẻ mới như Section và Navigation. Việc sử dụng Div chỉ nên được thêm vào mã HTML như là một phương sách cuồi cùng, hoặc khi tất cả các yêu tốt lựa chọn khác bị bãi bỏ.

Kỹ thuật HTML5  ảnh hưởng thế nào?

Tại sao phải chờ đợi cho đến năm 2020 hoặc thậm chí là 2022 như một số suy đoán, khi mà các đặc tính kỹ thuật được dự kiến sẽ hoàn thành sớm, khi hiện tại nhiều yếu tố tính năng đã được thông qua bởi các trình duyệt web và phần lớn người dùng? Điều này có nghĩa các nhà phát triển có thể đã bắt đầu sử dụng một vài yếu tố của HTML5 và CSS3 mặc dù toàn bộ các đặc tính kỹ thuật đã không được hoàn thành. Và như vậy, với những tính năng có thể được thực hiện ngày này, nó sẽ có ý nghĩa rằng hầu hết các trình duyệt sẽ hỗ trợ việc hiển thị các tài liệu web được viết bằng ngôn ngữ HTML5.

NGỌC ÂN (Theo TechRepublic)