Kiến thức lựa chọn bộ vi xử lý cho laptop

08:00, 18/10/2011

Khi mua một máy tính xách tay (MTXT), bộ vi xử lý là điều mà hầu hết người dùng quan tâm đến để quyết định liệu hệ thống mình có mạnh hay không. Một bối rối lớn chính là việc lựa chọn thương hiệu vi xử lý Intel và AMD khi mà cả hai công ty đối đầu với nhau về sức mạnh của vi xử lý. Bài viết sau sẽ giải thích ngắn gọn về những vi xử lý đang có trên thị trường hiện nay để bạn có những kiến thức cần thiết khi mua hàng.
 
 
Intel Atom
 

Bộ xử lý này thực sự là cơn sốt khi netbook bắt đầu xuất hiện, chip Atom hiện nay đã chuyển sang thế hệ thứ hai có tên gọi là Pinetrail. Trước đây sản phẩm được xem là khá khi mà tốc độ của chip chỉ nằm ở phạm vi 1,6 GHz đến 1,66 GHz mà thôi. Atom là lựa chọn tốt cho duyệt web nhưng có rất nhiều điều nó không thể làm. Cụ thể, Atom không hỗ trợ chơi game 3D, không thể phát video độ nét cao và quá chậm để thực hiện những bảng tính phức tạp.

Bộ xử lý Atom lõi kép đang trở nên phổ biến hơn nhiều khi mà với tốc độ 1.5 GHz, nó được nhiều nhà sản xuất MTXT lựa chọn. Mặc dù điều này không giải quyết vấn đề xử lý nội dung 3D và xem video độ nét cao nhưng bộ xử lý lõi kép có thể xử lý tốc độ nhanh hơn, trong khi tác động tích cực về yêu cầu tiết kiệm điện năng. Nhược điểm thực sự đáng quan tâm của Intel Atom chính là vấn đề giá cả, tuy nhiên chi thêm 30 USD cho một Atom lõi kép vẫn là một động thái khôn ngoan.

Intel Celeron

Celeron là dòng thấp nhất của bộ vi xử lý Intel chính thống. Đó là một bộ xử lý khó hiểu để xem xét bởi vì thương hiệu không hề đề cập đến bất kỳ một kiến trúc cụ thể. Một Celeron có thể là một sản phẩm dựa trên thế hệ Core 2 Duo cũ hoặc cũng có thể là một phiên bản với những tính năng rút gọn của một Core i3. Nó chung, có lẽ bạn nên tránh Celeron trừ khi bạn ở một ngân sách vô cùng hạn chế. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ kiểm tra chi tiết kỹ thuật của bộ xử lý Celeron trước khi mua hàng, điều này sẽ cho bạn biết Celeron đang hoạt động trên một mô hình mới hoặc.

Intel Pentium

Đây là thương hiệu vừa được Intel cho xuất hiện trở lại để xen giữa các dòng cấp thấp với cao cấp. Giống như Celeron, bộ xử lý cấp thấp Pentium bị tước bỏ một vài tính năng của kiến trúc hiện đại từ Intel. Hiện tại thương hiệu Pentium là bản rút gọn từ kiến trúc Intel Core thế hệ thứ hai (Sandy Bridge). Bạn có thể tìm thấy một danh sách đầy đủ các tính năng có trong Intel Pentium trên trang web của công ty.

Core 2 Duo/Quad

Một thời được xem là hàng đầu của Intel, hiện tại dòng sản phẩm này đã rất lạc hậu. Thỉnh thoảng chúng ta tìm thấy Core 2 Duo xuất hiện trong một số mô hình nhưng hầu như chỉ là những mô hình nhằm “giải phóng mặt bằng” giúp Intel, được tân trang lại mà thôi. Tuy nhiên, dù cũ nhưng hiệu suất của sản phẩm là khá tốt.

Intel Core i3/i5/i7

Dòng Core i3/i5/i7 của Intel đại diện cho bộ xử lý di động tiên tiến hiện nay. Dòng Core i3 là ít tốn kém nhất, trong khi dòng Core i7 là dòng hàng đầu mạnh mẽ nhất.

Hiện nay có hai kiến trúc vi xử lý Core khác nhau cung cấp khả năng tiêu hao năng lượng khác nhau. Các vi xử lý cũ, bây giờ gọi là thế hệ đầu tiên được chỉ định bởi 3 số ký hiệu, chẳng hạn như 330 hoặc 720. Trong khi đó phiên bản mới hơn gọi là thế hệ thứ hai được chỉ định bởi 4 số ký hiệu, chẳng hạn như 2410 hoặc 2630.

Ngay bây giờ, thế hệ Intel Core thứ hai là sản phẩm bạn muốn có trong máy tính của mình. Chúng cung cấp hiệu năng làm việc đáng kinh ngạc với bộ xử lý đồ họa Intel HD tích hợp vào trong kiến trúc vi xử lý. Không giống như đồ họa tích hợp Intel HD trước đây, phiên bản mới này có thể xử lý những game 3D khá tốt, chẳng hạn như World of Warcraft.

AMD Athlon/Phenom

Là thế hệ vi xử lý di động hàng đầu của AMD trước đây, Athlon và Phenom hiện nay đã dần trở thành lỗi thời khi mà thiết kế của chúng đã không thể nào tìm thấy được vị trí có thể cạnh tranh về hiệu suất và điện năng với Intel Core. Nó dần dần mất đi vị trí và cho đến nay đã không còn là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với vi xử lý của Intel. Các điểm số benchmark so sánh với Core i3, AMD Athlon thậm chí còn có khá nhiều các điểm số thua Core i3 cả đến một nửa số điểm.

Athlon hiện vẫn là lựa chọn tốt cho những netbook. Rõ ràng, ngoại trừ vấn đề kinh tế thì Athlon không phải là một lựa chọn tuyệt vời.

AMD Fusion

Thế hệ bộ xử lý di động mới nhất của AMD, Fusion, với mục tiêu hướng tới thị trường netbook và laptop siêu di động giá mềm. Chúng có tốc độ tương tự như Atom nhưng nhanh hơn một chút trên cơ sở hiệu suất của mỗi xung nhịp, tuy nhiên sự khác biệt là không đáng kể. Điểm chính của thế hệ này là việc tích hợp đồ họa Radeon vào trong một phần của kiến trúc vi xử lý. Mặc dù không thích hợp cho những game mạnh nhưng chúng có thể xử lý những game cơ bản và video HD mà không có nhiều vấn đề, đó là điểm mà Atom hiện tại phải thua.

Điện năng tiêu hao không phải là tiết kiệm được như Atom nhưng hầu hết các netbook sử dụng AMD Fusion cung cấp pin hoạt động từ 6-9 giờ. Không giống như Intel, AMD không bận tâm đến việc nhà sản xuất đưa Fusion vào những MTXT lớn. Hiện đã có một số mô hình MTXT 15,6 inch trên thị trường sử dụng kiến trúc này với tuổi thọ pin 5 giờ hoặc nhiều hơn, chẳng hạn như Acer AS5253-BZ602. 

AMD Turion

AMD Turion là dòng vi xử lý cung cấp hiệu năng làm việc đầy đủ nhưng lại tiêu hao năng lượng quá nhiều. Tuy nhiên đây lại là lựa chọn tốt cho những MTXT chơi game hoặc những cỗ máy thay thế máy tính để bàn. Còn nếu đang quan tâm đến tính di động thì hãy tránh Turion ra.

Đánh giá chung

Nhìn chung Intel Core là dòng sản phẩm không thể tranh cãi về vị trí hàng đầu ở thị trường MTXT chính thống. Chúng kết hợp tuyệt vời giữa hiệu quả điện năng với năng lực làm việc so với AMD. Đồ họa tích hợp trong vi xử lý Core thế hệ thứ hai là hấp dẫn và tốt.

Tuy nhiên trong không gian netbook thì AMD lại chiến đấu khá tốt. Atom vẫn là sự lựa chọn của những netbook cần tuổi thọ pin nhưng Fusion lại cung cấp hiệu suất xử lý nhanh hơn và hiệu năng đồ họa vượt trội ở một mức giá tương tự Atom. Tuổi thọ pin là điểm bất lợi duy nhất nhưng nhìn chung MTXT Fusion chịu được 6 giờ hoạt động hoặc nhiều hơn vẫn có thể coi là tạm được.
 
 

Bạch Đằng