Một chuyến đi cùng… 3G

00:00, 16/05/2010

Tôi thường hay gọi điện thoại khủng long Ameo U1000 (còn có tên gọi khác HTC X7500 sử dụng hệ điều hành Window Mobile) của mình là chiếc điện thoại “ma quái”. Đơn giản, nó sơ hữu màn hình khủng (5inch) lại làm được rất nhiều việc hữu ích. Chưa kể là kết nối Internet bằng Wifi, GPS và cả 3G đang “hot” hiện nay.
 

Khi mạng 3G hoạt động mạnh mẽ ở Việt Nam, tôi càng thấy quý chiếc điện thoại của mình nhiều hơn. Tôi có thể thực hiện cuộc gọi video call với người thân, bạn bè, kết nối Internet trong các chuyến công tác xa. Đặc biệt, tôi vô tình phát hiện ra rằng, có 3G, mất điện đã không còn là nỗi sợ.

 

Chuyến công tác xa
 

Ngày 14/4, toàn bộ thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) cúp điện từ 6h sáng đến 10 giờ đêm. Cũng hơi đau đầu với vụ này vì còn nhiều việc phải làm. Lúc này, tự dưng mới thấy hết giá trị của chiếc điện thoại (thời gian sử dụng được lâu vì là điện thoại chứ không phải máy tính) và mạng 3G. Cố gắng hoàn thành công việc để gửi về cho công ty xong, tôi ngẫu hứng muốn khám phá cái thành phố biển nhỏ bé này. Lúc này máy không có bất kỳ phần mềm tìm đường nào cả. Tôi bất chợt nhớ đến một thông tin từng đọc trên tờ Sức mạnh số, đã từng tư vấn rằng có thể vào 3G để truy cập Google map tìm đường, định vị. Google map là bản đồ tìm đường qua mạng và có thể định vị vị trí ngừơi sử dụng dựa trên hệ thống định vị tòan cầu GPS hoặc bằng các trạm thu phát sóng điện thoại. Sau đó sẽ tính tóan tuyến đừơng và đưa ra chỉ dẫn cho ngừơi sử dụng. Không giống như Vietmap họat động mà không cần dùng đến mạng Internet vì dữ liệu bản đồ được lưu trong bộ nhớ máy. Google map cần được kết nối vào mạng Internet để tải dữ liệu bản đồ về máy. Đây là nguyên lý điện tóan đám mây mà Google đang muốn hướng người dùng nhắm đến. Người dùng không phải cài đặt, update hay tải các bản sửa lỗi về máy. Chỉ đơn giản là lên mạng, bật ứng dụng và dùng chứ không tốn phí mua bản quyền. Nhờ đó, khi đến nơi xa lạ, bạn sẽ không sợ lạc đường.

Trên thực tế thì trước nay vẫn ít người dùng Google map vì muốn có Internet hoặc là dùng mạng cáp quang, Wifi hay GPRS. Chỗ nào không có Wifi sẽ bất tiện. Dịp này với 3G, điều kiện dùng Google map dễ dàng hơn nhiều. Nãy giờ hơi dài dòng một chút, còn bây giờ thì tôi bắt đầu chuyến “thám hiểm”. Xét cho cùng, đi ở Tuy Hòa không cần lắm đến bản đồ chi cho rối rắm vì cái thành phố này bé tí, đi vài vòng là thuộc hết các con đường. Cái tôi muốn thử là tốc độ 3G ở các tỉnh và những ứng dụng trên nền tảng này. Tốc độ và thời gian truy cập rất nhanh, mượt hơn cả tưởng tượng. Có lẽ do ở đây cũng ít người dùng 3G. Khá nhiều người chung quanh tỏ vẻ ngạc nhiên vì khi mất điện mà tôi vẫn vào mạng chat chit bình thường. Tôi vào chức năng Get directions (tìm đường) họat động tại Việt Nam. Vị trí tôi đang đứng là quán Cafe KT 177 Hùng Vương.
 
Tuy nhiên, vị trí máy báo có độ chính xác trong khoảng 4000m (tức đang ở đường quốc lộ 25 hướng vào thành phố). Sai số này khá lớn. Tôi liền thử bật GPS lên để kiểm tra. Quả như dự đoán, vị trí báo chính xác hơn trong khoảng 25m. Theo suy đoán của tôi, Google map định vị vị trí dựa trên các trạm thu phát sóng 3G. Vì vậy, tại những nơi sóng 3G chưa phủ rộng khắp thì vị trí báo sẽ kém chính xác. Trong trường hợp này, nếu điện thoại của bạn không có GPS thì chỉ nên xem Google map như một bản đồ số để tham khảo lộ trình đi.

 

Kinh nghiệm với 3G
 
Tôi thích dùng 3G vì như đã nói, mất điện vẫn online tốt. Một ưu điểm cực kỳ quan trọng mà chắc hẳn nhiều người khó nhận ra. Tốc độ truy cập nhanh, phù hợp cho những ai hay đi lại nhiều. Hơn thế, Google map còn có nhiều tính năng tiện dụng như Latitude cho phép chia sẻ vị trí với bạn bè. Bạn chỉ cần có Account google như Gmail chẳng hạn là đã sử dụng được tính năng này. Khi đó, những người bạn của bạn nếu cũng dùng 3G và gia nhập vào “hội” Latitude thì đều có thể thấy nhau, biết địa chỉ đang hiện hữu của nhau rất thuận tiện. Bên cạnh đó, chức năng Map view trong Menu cho phép xem theo dạng bản đồ,  download nhanh chóng, tránh download bản đồ theo dạng ảnh chụp từ vệ tinh (Satallite view) có dữ liệu lớn, tốc độ download chậm và chi phí sẽ cao hơn. Hi vọng sắp tới mạng 3G phủ sóng rộng, khả năng định vị chính xác hơn nhiều. Tính năng Latitude được khai thác triệt để, các thành viên trong “hội” sẽ thật sự đông vui, nhộn nhịp.
 

            Hiện nay, tính năng Get directions chưa cho phép tùy chọn sử dụng phương tiện cá nhân hay công cộng ở Việt Nam nên bạn nào hay dùng xe buýt sẽ bị thiệt thòi. Bạn cũng lưu ý trong lúc kết nối 3G. Nếu lâu lâu mới dùng thì bạn chọn đăng ký gói cước theo ngày rất thuận tiện để không bị tính chi phí một cách không kiểm soát. Nếu bạn thường xuyên dùng thì đăng ký theo tháng. Lưu ý đọc kỹ từng dung lượng của gói cước trươc khi dùng. Điều gì không hiểu có thể gọi tổng đài nhờ tư vấn, tránh trường hợp bạn kết nối 3G với gói dung lượng cao mà không hay biết và bị mất tiền oan.

 

Tôi thích dùng Google map trên 3G hơn dùng Vietmap vì những ưu điểm sau: Google map hoàn toàn Free. Bản quyền Vietmap là 70USD, lâu lâu lại phải cập nhật dẽ liệu bản đồ mới. Dữ liệu lại được lưu trong ổ cứng máy khá lớn, gần 100MB nên đôi khi gây nên sự cố treo máy. Google map không có hiện tượng này vì khi nào dùng mới download xuống máy. Google map mang tính toàn cầu hơn, có thể đi đến bất cứ đâu.

 

Trong lúc vào 3G sử dụng Google map và điện thoại bạn có GPS thì chú ý, sóng GPS của điện thoại không mạnh như các thiết bị chuyên dụng nên muốn bắt sóng GPS nhanh, hãy đưa điện thoại ra ngòai trời. Bật GPS chọn: Menu/Option/Use GPS. Nếu máy bạn có chip GPS mà phần mềm báo ko tìm thấy thiết bị GPS thì chọn Menu/Option/GPS setting, sau đó chọn Manual, chọn Com4.

 

                                                                                                                                                    Vy Ái Dân (Viết từ TP Tuy Hòa)