Năm 2020: băng rộng châu Á-TBD tạo ra 1,2 nghìn tỷ USD GDP và 35 triệu việc làm

00:56, 26/11/2014

Theo báo cáo của GSMA, kết nối băng rộng tại khu vực châu Á-TBD sẽ tạo ra 1,2 nghìn tỷ đô cho tăng trưởng GDP và 35 triệu công việc mới vào năm 2020.

Không chỉ cung cấp mô hình ước lượng phổ tần để dự đoán về sự thiếu hụt của phổ tần di động (trong khoảng 600 – 800 MHz) mà báo cáo còn đưa ra các dự đoán về tăng trưởng lưu lượng di động trong tương lai, cũng như hỗ trợ về mặt công nghệ cho các thành tựu hiện tại.

Báo cáo nhấn mạnh, tăng trưởng 10% kết nối băng rộng sẽ thúc đẩy GDP tăng lên từ 0,26 – 0,92%; và cứ 1.000 kết nối băng rộng tăng lên thì sẽ có 33 công việc mới được tạo ra.

Cũng theo kết quả báo cáo, số lượng kết nối băng rộng di động (3G, 4G) tại châu Á-TBD vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt 3 tỷ và tổng dữ liệu tiêu thụ trong năm là 50.000 petabyte. 

Sự tăng trưởng này chủ yếu được đóng góp bởi thị trường Trung Quốc; cụ thể, năm 2019, dữ liệu tiêu thụ của Trung Quốc sẽ chiếm tới 15.000 petabyte, tương đương 25% so với tổng lưu lượng được dự đoán của toàn khu vực và tăng trưởng hàng năm từ năm 2014 – 2019 sẽ đạt hơn 55%.

Báo cáo còn lưu ý, với xu hướng trong tương lai, các nhà khai thác cần điều tiết nhiều lượng tải khác nhau để cung cấp kết nối cho các loại thiết bị khác nhau, và phổ tần mới dành cho di động cũng cần được giải phóng.

Không chỉ cung cấp mô hình ước lượng phổ tần để dự đoán về sự thiếu hụt của phổ tần di động (trong khoảng 600 – 800 MHz) mà báo cáo còn đưa ra các dự đoán về tăng trưởng lưu lượng di động trong tương lai, cũng như hỗ trợ về mặt công nghệ cho các thành tựu hiện tại.

Báo cáo nhấn mạnh, tăng trưởng 10% kết nối băng rộng sẽ thúc đẩy GDP tăng lên từ 0,26 – 0,92%; và cứ 1.000 kết nối băng rộng tăng lên thì sẽ có 33 công việc mới được tạo ra.

Cũng theo kết quả báo cáo, số lượng kết nối băng rộng di động (3G, 4G) tại châu Á-TBD vào năm 2020 dự kiến sẽ đạt 3 tỷ và tổng dữ liệu tiêu thụ trong năm là 50.000 petabyte. 

Sự tăng trưởng này chủ yếu được đóng góp bởi thị trường Trung Quốc; cụ thể, năm 2019, dữ liệu tiêu thụ của Trung Quốc sẽ chiếm tới 15.000 petabyte, tương đương 25% so với tổng lưu lượng được dự đoán của toàn khu vực và tăng trưởng hàng năm từ năm 2014 – 2019 sẽ đạt hơn 55%.

Báo cáo còn lưu ý, với xu hướng trong tương lai, các nhà khai thác cần điều tiết nhiều lượng tải khác nhau để cung cấp kết nối cho các loại thiết bị khác nhau, và phổ tần mới dành cho di động cũng cần được giải phóng.
TIN LIÊN QUAN