Nga - Ấn thông dự án 30 tỉ USD phát triển tiêm kích tối tân
Ấn Độ và Nga cuối cùng cũng tháo gỡ xong những vấn đề liên quan tới thỏa thuận cùng nhau phát triển tiêm kích thế hệ thứ 5 (FGGA), vốn bị ngừng trệ suốt thời gian vừa qua.
- Nga đối phó với hệ thống tấn công toàn cầu chớp nhoáng của Mỹ
- Việt Nam sắp nhận tiếp 12 tiêm kích hạng nặng Su-30MK2
- Mỹ “tố” Trung Quốc đánh cắp công nghệ tiêm kích F-35
- Nga phát triển tiêm kích đánh chặn tốc độ 4.500 km/h
- Anh hồi sinh tiêm kích tàng hình tuyệt mật
- Trung Quốc lại “lộ hàng” tiêm kích J-20 thế hệ 5
- Không quân Nga nhận mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 đầu tiên
- “Khám phá sức mạnh” chiếc Sukhoi Su-30 của Việt Nam
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Dàn xếp trên sẽ giúp hai bên bắt tay vào sản xuất 200 chiếc tiêm kích FGGA. Hiện Bộ Quốc phòng Ấn Độ chưa đưa ra bình luận chính thức nào. Tuy nhiên, nguồn tin của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về thỏa thuận FGFA tại một hội nghị thượng đỉnh tại Brazil hồi tháng 7 vừa qua. Cả hai bên đã đồng ý thúc đẩy dự án này.
Năm 2010, các quan chức hai bên đã ký hiệp định sơ bộ giữa tập đoàn Hindustan Aeronautics Ltd. (HAL) - Ấn Độ và Sukhoi Design Bureau – Nga về việc cùng nhau sản xuất tiêm kích FGFA. Tuy nhiên, thỏa thuận này sau đó bị treo do Không quân Ấn Độ không đồng ý với thiết kế của FGFA và các nhà sản xuất cũng chưa tính được chi phí mà các bên phải bỏ ra.
Sau đó Ấn Độ cho biết họ muốn tăng tỉ lệ tham gia vào dự án từ 18% lên 25%. Hiện hai bên đã đầu tư 295 triệu USD cho dự án chung này. Phía Nga nói rằng tỉ lệ tham gia công việc của Ấn Độ sẽ tăng ổn định lên 40% khi ngành công nghiệp của nước này trưởng thành. Nguồn tin của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Ấn Độ và Nga sẽ ký thỏa thuận cuối cùng về chương trình FGFA vào cuối năm nay.
Nga được cho là cũng đồng ý với yêu cầu của Không quân Ấn Độ về việc chế tạo tiêm kích 2 chỗ ngồi mặc dù mẫu bay thử chỉ có 1 chỗ ngồi.
HAL và Sukhoi Design Bureau đã liệt kê danh sách các hệ thống và hệ thống phụ mà mỗi bên sẽ cung cấp. Theo thỏa thuận, Nga và Ấn Độ sẽ cùng phát triển hệ thống đẩy vector cho tiêm kích; trong khi HAL sẽ cung cấp phần mềm nhiệm vụ và phần cứng cho hệ thống điện tử của máy bay.
Cũng theo thỏa thuận này, tên lửa Astra của Ấn Độ, hiện đang được Tổ chức Phát triển và Nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ phát triển, và tên lửa siêu âm BrahMos sẽ được trang bị cho FGFA.
Không quân Ấn Độ hy vọng sẽ nhận được mẫu bay thử nghiệm FGFA đầu tiên vào năm 2016 và thêm 2 mẫu nữa vào năm 2018 và 2019. Dự kiến FGFA sẽ được sản xuất đại trà vào năm 2021.
Gia Nguyễn (DefenseNews)