Tăng tốc phần cứng từ BIOS máy tính

07:43, 19/09/2007

Không cần thiết phải bỏ ra nhiều tiền để trang bị cho máy tính của bạn những thiết bị đồ họa tiên tiến nhất với chức năng xử lý hình ảnh game siêu tốc. Chỉ cần một chút nâng cấp cơ bản, hiệu suất máy tính của bạn có thể được nâng cao đáng kể.
 
Đối với những người mới làm bạn với máy vi tính, có thể tự tăng tốc cho máy tính hoàn toàn không mất đồng nào bằng cách nâng cao xung nhịp của bộ vi xử lý cùng với chip đồ họa trong chương trình hệ thống nhập/xuất cơ bản (BIOS - Basic Input/Output System) được lưu trữ ở bộ nhớ CMOS ngay trên bo mạch chủ. Biện pháp này được gọi bằng thuật ngữ overclock. Được xem như là chương trình được chạy đầu tiên khi máy tính khởi động, chức năng chính của BIOS là chuẩn bị trước cho máy tính sẵn sàng để các chương trình phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứng, đĩa mềm và đĩa CD) có thể được nạp, thực thi và điều khiển máy tính. Hầu hết các đơn vị xử lý trung tâm (CPU) đều có thể hoạt động ổn định ở tần số xung nhịp cao hơn so với các thiết lập trước của nhà đại lý cung cấp máy tính. Vì nhà sản xuất bao giờ cũng để ra một khoảng tối thiểu cho các thiết bị, gọi là giới hạn cho phép. Đôi khi, trong lúc sản xuất, một số thiết bị phần cứng được hạ thấp hiệu suất xuống dưới mức tính toán nhằm tăng tính ổn định của thiết bị. Chính vì vậy mà chúng ta mới có thể đẩy tốc độ lên để khai thác thiết bị đó. Hiện nay một số nhà sản xuất như CyberPower đã đưa ra dòng sản phẩm bo mạch chủ tích hợp sẵn hệ thống tăng xung nhịp, tương thích với một số tiện ích của Windows, cho khả năng thiết lập cấu hình xung nhịp mà không cần sử dụng trình cài đặt máy tính (Setup Bios). Thông thường những tiện ích hỗ trợ được bán kèm theo thiết bị, nếu chưa có, bạn có thể dùng phần mềm sau: Cpu-Z: http://www.cpuid.com Sisoft Sandra: http://www.sisoftware.co.uk/sandra Trong trường hợp khác, mở trình Setup Bios bằng thao tác bấm phím Del trong khi khởi động máy. Tìm kiếm các thiết lập trong BIOS đối với hệ thống đồng hồ xung nhịp và kênh truyền dữ liệu tuyến trước (FSB). Trình đơn chức năng này có thể được gắn nhãn là "Advanced Chipset Features". Chú ý rằng tên của các thiết lập và khu vực chức năng thay đổi với các phiên bản BIOS không giống nhau. ở đây cách tốt nhất để có được hiệu suất CPU ở tốc độc cao nhất là thông qua quá trình thiết lập và chạy thừ. Tốc độ của CPU được quyết định bởi hai thành phần: Bus Frequency (tần số bus) và Frequency Multiplier (hệ số nhân, hay còn gọi là ratio). Thí dụ: Khi người ta ghi là Intel Celeron 900MHz, có nghĩa tốc độ của con CPU này là 100MHz x 9, trong đó 100 là tần số bus, còn 9 là hệ số nhân. Hệ số nhân tăng theo từng 0,5 đơn vị, trong khi tần số bus lại tuỳ thuộc vào Clock Generator (tạm dịch là bộ phận sinh ra xung nhịp) cũng như thiết đặt của nhà sản xuất. Có 2 cách để bạn nâng xung nhịp cho CPU. Gia tăng hệ số nhân để nâng tần số của bộ vi xử lý. Hoặc điều chỉ tăng tần số của hệ thống đồng hồ FSB. Thành phần này có chức năng kiểm soát RAM và bo mạch chủ. Phương pháp đơn giản nhất là thay đổi hệ số nhân. Nếu FSB chạy ở tốc độ 200MHz và hệ số nhân của nó được đặt lên 14 thì CPU sẽ hoạt động với tốc độ 2.8GHz. Nâng tiếp hệ số nhân lên 16, tốc độ CPU sẽ đạt 3.2GHz. Tuy nhiên, ngoại trừ những bộ vi xử lý cao cấp thuộc dòng Athlon FX của AMD hay Extreme Edition của Intel đều bị khóa hệ số nhân. Hầu như các CPU của Intel sản xuất và bán rộng rãi ngoài thị trường trong thời gian gần đây không còn cho phép chúng ta hay đổi hệ số nhân mà chỉ có thể thay đổi được tần số bus. Do vậy, với các máy tính sử dụng bộ vi xử lý này chỉ có thể tăng tốc cho FSB. Gia tăng tốc độ của FSB có hiệu lực không chỉ với CPU mà còn cả với tốc độ trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ. Thay đổi tham số này có thể dẫn tới tình trạng máy tính bị treo, do vậy cần phải điều chỉnh RAM cho phù hợp cùng với nguồn điện cung cấp. Để tìm ra tốc độ tối đa cho phép mà máy tính có thể đạt được, bạn hãy thiết lập từng mức một trong BIOS rồi chạy thừ, nếu máy hoạt động tốt thì nâng tiếp cho đến khi hệ thống không đáp ứng được thì hãy đưa về các thông số thiết lập liền kề trước đó. Nếu là người cẩn thận, bạn có thể tăng xung nhịp của máy tính hầu như không gặp rủi ro nào. Tuy nhiên CPU của bạn sẽ hoạt động tỏa nhiệt lượng cao hơn, song việc theo dõi và kiểm soát nhiệt độ của hệ thống cũng khá dễ dàng. Mặc dù vậy, cần chú ý rằng tăng xung nhịp thường đồng nghĩa với quyền bảo hành hệ thống máy tính của bạn không còn hiệu lực cũng như có thể làm cho toàn bộ hệ thống tuy nhanh hơn nhưng sẽ kém ổn định hơn và giảm bớt tuổi thọ của thiết bị. Do vậy, bạn nên đưa hệ thống trở lại nguyên trạng mặc định trong trường hợp không thấy hiệu suất được tăng cường trong khi thiết bị tỏa nhiệt một cách vô ích. Theo VTC