Lực lượng cứu hộ Indonesia trang bị máy rà đáy biển và robot ngầm tìm kiếm thân máy bay

13:30, 11/01/2021

Lực lượng cứu hộ Indonesia đã tìm kiếm tập trung giữa các hòn đảo Laki và Lancang, cách Jakarta hơn 32km về phía tây bắc. Theo ông Rasman, tổng cộng có 2.571 người cùng 81 tàu thuyền các loại, 12 trực thăng và máy bay cùng 32 thiết bị trên bộ đã tham gia chiến dịch cứu hộ, cứu nạn chung của Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ giao thông vận tải và cảnh sát Indonesia.

Chiều 10/1, Nguyên soái Hadi Tjahjanto, chỉ huy quân đội Indonesia xác nhận lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã xác định được vị trí thân máy bay ở độ sâu 23 mét dưới mực nước biển và đang chuẩn bị tiến hành trục vớt. Họ cũng thu được các tín hiệu từ hộp đen máy bay ở đáy biển và tìm thấy nhiều phần thi thể của các nạn nhân.

Lực lượng cứu hộ trục vớt các mảnh vỡ máy bay.

Theo ông Tjahjanto, một trung tâm chỉ huy cứu hộ được thành lập và đặt tại bệnh viện quân đội Kramat Jati ở thủ đô Jakarta để xác định danh tính các nạn nhân vụ máy bay rơi, 5 túi đựng đựng các phần thi thể và 10 túi chứa các mảnh vỡ máy bay đã được chuyển về địa điểm tập kết tại Cảng container quốc tế Jakarta để các điều tra viên nhận diện.

Thiếu tướng Rasman MS, Giám đốc Cơ quan tìm kiếm - cứu nạn quốc gia Indonesia (Basarnas) cho biết, chiến dịch tìm kiếm cứu nạn 62 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay chở khách mang số hiệu SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya. Khu vực tìm kiếm hiện tập trung giữa các hòn đảo Laki và Lancang, cách Jakarta hơn 32km về phía tây bắc. Theo ông Rasman, tổng cộng có 2.571 người cùng 81 tàu thuyền các loại, 12 trực thăng và máy bay cùng 32 thiết bị trên bộ đã tham gia chiến dịch cứu hộ, cứu nạn chung của Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ giao thông vận tải và cảnh sát Indonesia.

Hôm nay 11/1 giới chức Indonesia thông báo đã xác định được vị trí hai hộp đen trên chiếc Boeing 737-500 lao xuống biển ngoài khơi thủ đô Jakarta.

Nhiều thi thể của các nạn nhân được tìm thấy.

"Chúng tôi đã xác định được vị trí của cả hai hộp đen. Các thợ lặn sẽ tìm kiếm chúng ngay lập tức và hy vọng chúng ta sẽ sớm vớt được chúng", Soerjanto Tjahjanto, người đứng đầu cơ quan phụ trách an toàn giao thông của Indonesia, cho biết trong cuộc họp báo ngày 10/1.

Mỗi máy bay chở khách được trang bị hai hộp đen, một chiếc ghi lại dữ liệu về hành trình bay, chiếc còn lại ghi âm trong buồng lái. Việc tìm thấy hộp đen được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin quan trọng để các điều tra nguyên nhân khiến máy bay gặp nạn.

Trong một cuộc phỏng vấn tối 10/1, chuyên gia hàng không Alvin Lie nhận định, chiếc Boeing 737-500 của Sriwijaya chỉ mất khoảng 20 giây để rơi từ độ cao hơn 3.000 mét xuống biển gần quần đảo Seribu hôm 9/1.

Truyền thông Indonesia đưa tin, cơ quan kiểm soát không lưu đã mất liên lạc với máy bay lúc khoảng 14h40 (giờ địa phương) ngày 9/1 tại vị trí cách sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở ngoại ô Jakarta khoảng 11 hải lý về phía bắc.

Phi công trên máy bay không phát tín hiệu cầu cứu trước khi phi cơ lao xuống biển trong điều kiện thời tiết xấu. Giới chức Indonesia đến nay chưa đưa ra bất cứ nhận định nào về nguyên nhân tai nạn.

Thanh Thanh (T/h)