Ác mộng của Mỹ: Nga bán S-300 cho Iran
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine không có dấu hiệu hạ nhiệt như hiện nay, và việc Mỹ cũng như NATO đang “ép người quá đáng”, có thể Nga sẽ sử dụng con át chủ bài S-300 để răn đe những ý định vượt quá giới hạn của Mỹ.
- Nga-Ukraine: Đang căng thẳng vấn đề khí đốt
- Sự vụ Nga-Ukraine: Gió đã đổi chiều?
- Nga và EU: "Con bài năng lượng" đã được đưa ra mặc cả
- “Cuộc chiến” Ukraine: Nga và EU được gì, mất gì?
- Nga bán hệ thống tên lửa phòng không S-400 tối tân cho Trung Quốc
- An ninh mạng: Cuộc chiến vũ khí số
- Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay MH370
- “Lộ” mẫu tàu chiến SIGMA 9814 do Hà Lan đóng cho Việt Nam
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Theo hãng tin Reuters, Nga đang có những tiếp xúc với Iran xung quanh thương vụ “đổi dầu lấy hàng hóa” lên tới 20 tỷ USD. Sẽ không có gì đáng nói nếu đây là những hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Iran tiết lộ rằng vũ khí của Nga rất có thể sẽ được đưa vào gói trao đổi này.
S-300 là chủ đề tốn không ít giấy mực liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran. Theo một hợp đồng được ký nhiều năm trước đây, Nga sẽ cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân này cho Iran. Tuy nhiên, hợp đồng này đã bị Nga đơn phương hủy bỏ dưới sức ép của quốc tế, trong đó đứng đầu là Mỹ. Iran sau đó đã khởi kiện Nga ra tòa án quốc tế và đòi bồi thường số tiền lên tới hàng tỉ USD.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Thực tế, vụ việc trên chưa có hồi kết. Cũng có tin Nga đã dàn xếp lại với Iran và có thể cung cấp những hệ thống phòng thủ tên lửa mới hơn. Tất nhiên, đây cũng chỉ là những nguồn tin đồn đoán chứ chưa được Moscow chứng thực. Nhưng trong cuộc khủng khoảng Ukraine hiện nay, nhất là khi Mỹ và NATO dồn Nga vào chân tường với những biện pháp trừng phạt mạnh tay, có thể Nga sẽ đưa chủ đề S-300 trở lại bàn đàm phán với Iran. Và nếu điều này xảy ra thì đó sẽ là ác mộng lớn nhất của Mỹ.
Hiện Obama đang đặt nhiều hy vọng vào cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ sụp đổ nếu Nga cung cấp S-300 cho Iran để nước này bảo vệ các máy ly tâm và lò phản ứng trước những cuộc không kích từ bên ngoài. Thậm chí, Nga còn dọa cung cấp S-300 cho cả Syria nếu cuộc chơi cân não giữa nước này và Mỹ-NATO xấu đi.
Nghị quyết số 1929 năm 2010 của Hội đồng Bảo an LHQ cấm cung cấp cho Iran hầu hết các loại vũ khí. Tuy nhiên, văn kiện này lại không nhắc gì tới S-300, và đây chính là kẽ hở mà Nga có thể lợi dụng – theo nhận định của cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul. Cũng theo ông này, Tổng thống Nga Medvedev hồi đó nói rằng tinh thần của nghị quyết cấm chuyển S-300. Nhưng “ngôn từ” không hề bắt buộc việc này.
Một số nghị sĩ Mỹ đang kêu gọi Nhà Trắng tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran bởi lo ngại rằng trong gói hợp đồng hàng đổi hàng kia sẽ có một cái gì đó cực kỳ “có giá trị” đối với Iran.
Gia Nguyễn (Lenta)