Long An: Áp dụng công nghệ mã QR trong việc thu gom rác thải nhựa và chai thủy tinh
Nhằm thực hiện tốt hoạt động “5 không 3 sạch”, mới đây, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã triển khai mô hình thu gom rác nhựa, chai thủy tinh bằng mã QR.
- Thanh toán qua mã QR Code ngày càng phổ dụng
- Thanh toán không dùng tiền mặt bằng mã QR tiếp tục tăng mạnh
- Bắt đầu từ 7/8, người dân có thể rút tiền mặt bằng mã QR liên ngân hàng
- Gia tăng lừa đảo qua quét, dán đè, gửi qua mạng xã hội mã QR
- Cảnh báo: Tình trạng Dán mã QR giả tại quầy thu viện phí ở BV Nhi Trung ương để lừa đảo
- Tích hợp mã QR cùng chip điện tử trên thẻ căn cước, Bộ Công an nói gì?
- Cảnh báo mã QR giả mạo thanh toán viện phí tại các bệnh viện
- Sử dụng mã QR... là một giải pháp nhằm cải cách quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Trước hết, hội LHPN xã An Lục Long tiến hành phát mã QR. Khi quét mã, người dân sẽ nhận được thông tin tuyên truyền về cách phân loại và phương pháp xử lý rác thải nhựa. Ngoài ra, nó còn cung cấp thông tin liên hệ của người thu gom, bao gồm địa chỉ và số điện thoại. Theo định kỳ, người này sẽ đến từng hộ dân để nhận các rác thải và định giá dựa trên khối lượng.
Việc sử dụng mã QR giúp theo dõi và quản lý quá trình thu gom rác thải nhựa đúng ngày, đúng nơi. Đồng thời cũng giúp các đơn vị tiết kiệm chi phí và thời gian, kiểm soát được số lượng rác thải chính xác tại mỗi ấp.
Theo lời chia sẻ của Chủ tịch Hội LHPN xã An Lục Long - bà Ung Thị Hải Quyên, mô hình quét mã QR có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Hội. Điều này không chỉ giúp hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả công tác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên và người dân về lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn. Nhờ đó, mô hình góp phần giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng và thúc đẩy phong trào sống xanh.
Sau khi nhận thấy hiệu quả tích cực của mô hình ở ấp Cầu Ván, Hội LHPN xã quyết định mở rộng triển khai tại ấp Cầu Kinh. Hội cũng tăng cường công tác tuyên truyền và vận động, khuyến khích toàn thể người dân trên địa bàn xã tham gia. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, đến nay mô hình thu gom rác thải nhựa và chai thủy tinh bằng mã QR đã thu hút được 105 hội viên, góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức cộng đồng về phân loại rác thải.
Thời gian tới, Hội LHPN xã An Lục Long tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh thực hiện mô hình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường