Việt Nam mua nhiều vũ khí tối tân của Séc
Báo Séc dẫn nguồn chính phủ nước này cho hay, ngân sách vũ khí xuất khẩu của họ sang Việt Nam năm ngoái là 1,19 tỷ koruna, tương đương trên 58 triệu đôla Mỹ.
- Những vũ khí tốt nhất của Nga mà Việt Nam đang có
- Những vũ khí phòng thủ biển tối tân của Quân đội Việt Nam
- Ngoài Bastion-P và Bal-E, Việt Nam còn có những “khắc tinh” diệt tàu/chiến hạm khác
- Chiến hạm lớp Gepard của Việt Nam, những “quái vật biển”
- Tàu kiểm ngư KN-781 có vũ khí âm thanh tầm xa và vòi rồng cực mạnh
- Tàu đổ bộ/tiếp liệu lớp Damen được đóng bởi nhà máy LD Việt Nam - Hà Lan
- Đầu năm sau Việt Nam sẽ nhận được tàu tuần tra từ Nhật
- Tàu ngầm TP.HCM sắp về cảng Cam Ranh
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Với tổng trị giá xuất khẩu vũ khí của Cộng hòa (CH) Séc sang Việt Nam năm 2013 tăng 6% so với năm 2012, lên 7,85 tỷ koruna, trong đó, mặt hàng chính là các loại súng lục, súng trường tự động, xe tăng và súng máy, và Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất từ CH Séc, với ngân sách lên tới 58 triệu đôla năm 2013, tờ BBC tiếng Việt đưa tin.
Hệ thống radar thụ động Vera do Czech sản xuất thuộc loại tiên tiến nhất thế giới.
Theo đó, trong năm 2013, CH Séc đã xuất khẩu được tổng cộng 67.300 khẩu súng ngắn và súng lục ổ quay, trên 10.000 khẩu súng máy hạng nhẹ, 142 khẩu súng máy hạng nặng, 32.500 khẩu súng trường tự động, 11 xe tăng, 3 máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39ZO và 5 xe bọc thép, báo Đất Việt cho biết những con số như thế.
Ngoài Việt Nam, các khách hàng lớn, cũng nhập khẩu nhiều vũ khí của CH Séc là Mỹ, với giá trị nhập khẩu 38 triệu USD và Ai Cập, khoảng 32,6 triệu USD.
Trong số các loại vũ khí CH Séc cung cấp cho Việt Nam, có cả hệ thống radar phòng không Vera-E đặc biệt hiện đại. Vera là hệ thống dò máy bay bằng thiết bị điện tử cực kỳ chính xác, bắt đầu được Tiệp Khắc (tên cũ của CH Séc) tung ra từ những năm 1960, nhưng tới nay, hệ thống radar này đã qua nhiều lần cải biến.
Hiện, hệ thống Vera được cho là thiết bị radar duy nhất trên thế giới có thể phát hiện được các loại phi cơ tàng hình. Ngoài ra, CH Séc cũng đang tham gia nâng cấp hàng loạt hệ thống radar P-18 Việt Nam đang sở hữu và hai bên đang đàm phán để mua máy bay vận tải tầm ngắn L-410.
Tháng 4/2012, trong chuyến đến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng CH Séc Alexandr Vondra đã đề xuất việc bán vũ khí, nhất là loại công nghệ cao cho Việt Nam. Ngoài ra, ông Vondra cũng đánh giá rằng, Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của nước này.
Trong thời kỳ chiến tranh, Tiệp Khắc - lúc đó thuộc khối xã hội chủ nghĩa, đã viện trợ nhiều loại vũ khí cho quân đội miền Bắc (Việt Nam), trong đó có loại súng trường VZ 58 (của Tiệp Khắc) vẫn còn được quân đội Việt Nam sử dụng.
Thanh Trà (tổng hợp)