Việt Nam sắp có vũ khí của Ấn Độ, Trung Quốc “ganh tỵ”
Báo Ấn Độ vừa đưa tin, nhân chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên sẽ bàn việc Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra, cùng một số loại vũ khí cho Việt Nam.
- Việt Nam mua nhiều vũ khí tối tân của Séc
- Những vũ khí tốt nhất của Nga mà Việt Nam đang có
- Những vũ khí phòng thủ biển tối tân của Quân đội Việt Nam
- Soi “siêu tên lửa” BrahMos Việt Nam sắp có
- Việt Nam sẽ có trung tâm dịch vụ tên lửa
- Tên lửa “không-đối-không”cực mạnh R-77 của Việt Nam
- Tổ hợp tên lửa của Việt Nam có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở xa đến 120km
- Những tên lửa hành trình làm đối phương khiếp sợ của Việt Nam
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Ấn Độ sẽ cung cấp tàu tuần tra trên biển và vũ khí cho Việt Nam
Từ 27 – 29/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có chuyến thăm Ấn Độ. Theo báo The Hindu ngày 27/10, Việt Nam và Ấn Độ sẽ ký kết ít nhất 3 hiệp định liên quan đến việc hợp tác thăm dò khai thác dầu khí trên biển cả ở Việt Nam và Ấn Độ, hiệp định về dệt may và văn hoá, trang TNO cho hay.
Nhiều khả năng Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm BrahMos.
Hai bên cũng sẽ bàn việc sử dụng khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu USD của Ấn Độ để Việt Nam đặt đóng các tàu tuần tra trên biển. Dự kiến tập đoàn đóng tàu hàng đầu Ấn Độ là Goa Shipyard sẽ nhận được đơn hàng đóng ít nhất 4 tàu tuần tra trên biển. Mô hình tàu tuần tra biển đã được hãng Goa Shipyard giới thiệu nhằm tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu tại triển lãm Defexpo 2014 (tháng 2/2014) ở New Delhi, Ấn Độ.
Cùng đó, Ấn Độ dự kiến cung cấp tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất, cho Việt Nam - sau khi đã nhận được sự đồng ý của Nga. Tên lửa hành trình siêu âm diệt hạm BrahMos mang đầu đạn nặng 300 kg, tốc độ bay 3.500 km/giờ; có thể phóng đi từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay và trên đất liền.
Ngoài ra, cũng trong chuyến thăm này, phía Ấn Độ sẽ bàn bạc đến khả năng cung cấp một số vũ khí và khí tài cho Việt Nam, nước bạn và là đối tác quan trọng của Ấn Độ trong chính sách hướng Đông.
Trung Quốc ghen tỵ
Theo trang GDVN, tờ Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 3/10 có bài viết tuyên truyền sặc mùi ghen tị cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến việc lực lượng vũ trang Ấn Độ thường xuyên qua lại Đông Nam Á. Cảng biển chiến lược quan trọng và căn cứ không quân ở vịnh Cam Ranh, bên bờ Biển Đông đã mở cửa cho tàu chiến Hải quân và máy bay Không quân Ấn Độ.
Tàu sân bay NS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.
Tờ Hoàn Cầu phân tích, cuộc đàm phán Việt - Ấn cách đây không lâu đã đạt được nhất trí về một số phương diện hợp tác kỹ thuật quân sự. Trong chuyến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 9, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết, Ấn Độ sẵn sàng đào tạo phi công Việt Nam sử dụng máy bay chiến đấu đa năng hiện đại Su-30, đào tạo thủy thủ cho tàu ngầm và cung cấp tên lửa hành trình siêu âm “độc nhất vô nhị” BrahMos cho Việt Nam. Ngoài ra, còn cấp cho Việt Nam khoản vay 100 triệu USD để Việt Nam mua sắm vũ khí hiện đại.
Theo bài báo, Việt Nam rất quan tâm hợp tác quân sự với Ấn Độ. Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu đội quân có quân số lớn thứ năm thế giới và lớn nhất Đông Nam Á, có nhu cầu cấp bách về đổi mới và phát triển không quân và hải quân. Ngoài mua sắm tên lửa Brahmos - loại vũ khí sẽ trở thành nhân tố quan trọng kiềm chế nước láng giềng (Trung Quốc), Việt Nam còn có kế hoạch sở hữu công nghệ sản xuất tên lửa hiện đại. New Delhi cũng sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của Việt Nam trên phương diện này.
Và báo Hoàn Cầu cho rằng, sự xích lại gần nhanh chóng của hai nước Việt - Ấn có nghĩa là Thủ tướng Narendra Modi đang sửa chính sách "hướng Đông" trung lập thành chính sách "hành động ở phía Đông" tích cực.
Những vũ khí “đáng gờm” của Ấn Độ khiến Trung Quốc sợ hãi
Tạp chí quốc phòng National Interest dẫn lời Kyle Mizokami - một chuyên gia quốc phòng ở San Franciso, Mỹ nhận định, Ấn Độ đang sở hữu 5 loại vũ khí có khả năng “gieo rắc nỗi kinh hoàng” cho quân đội Trung Quốc nếu chiến tranh giữa hai nước bùng phát, trang Zing cho biết.
Đó là: Tàu sân bay INS Vikramaditya; máy bay chiến đấu tàng hình FGFA; tên lửa hành trình chống hạm BrahMos; tàu khu trục lớp tàng hình Kolkata và tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant.
Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar do Ấn Độ sản xuất.
Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Trái lại, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
Hiện, Ấn Độ đã sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí tự sản xuất, có tiềm năng xuất khẩu lớn, gồm: Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas; hệ thống tên lửa phòng không Akash; tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar và tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu thanh BrahMos.
Và quan trọng là, hầu hết những vũ khí này có thể phù hợp với Việt Nam. Chính những điều này đang khiến Trung Quốc “giật mình”.
Thanh Trà (tổng hợp)